Nguồn cầu cao su tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 29 - 32)

1.5 Tổng quan về cây cao su và thị trƣờng cao su thế giới

1.5.2.2 Nguồn cầu cao su tự nhiên

Cao su tự nhiên là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đƣợc trong rất nhiều ngành cơng nghiệp khác nhau. Có thể phân loại nhƣ sau:

- Sử dụng CSTN nhiều nhất trong ngành công nghiệp sản xuất lốp xe, tiêu thụ khoảng 70% cao su thiên nhiên đƣợc sản xuất ra. Tính đến cuối năm 2012, có khoảng 4200 công ty trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực này, 91 nhà máy lốp xe, 12 trụ sở, 15 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Các nhà sản xuất lốp xe hàng đầu

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 SẢN LƢỢNG (ngàn tấn)

thế giới bao gồm: Michelin, Bridgestone, Goodyear, Hankook, Pirelli… Chủng loại CSTN thƣờng dùng trong ngành này là SVR10, SVR3L. Lƣợng tiêu thụ cực lớn bởi kích thƣớc và công năng của lốp xe phải thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra và thay thế.

Hình 1.4 Lƣợng CSTN đƣợc tiêu thụ trên thế giới (từ 2000- nửa đầu 2013)

Nguồn: International Study Rubber Group [14]

- Các sản phẩm thông dụng từ cao su nhƣ: các linh kiện tự động, giày dép, các loại dây thắt lƣng, ống cao su. Trong đó giày dép chiếm khoảng 1/3 trong số này.Chủng loại thƣờng dùng khá đa dạng, có thể là SVR3L, SVR3, LATEX HA (hoặc LA), SVRCV50 hoặc SVRCV60 (kiểm soát độ nhớt)…

- Cao su thiên nhiên lỏng (latex), chiếm 12% trong tổng nhu cầu về cao su thiên nhiên, thƣờng dùng để sản xuất găng tay, sợi, bọt biển, chất làm kín (keo, nhựa bịt kín), băng dính, ống thơng, mặt thảm, bao cao su. Găng tay (dùng chính trong lĩnh vực y tế) chiếm hơn một nửa trong tổng lƣợng latex sử dụng.

Theo thống kê từ ISRG, nhu cầu về cao su tự nhiên cũng tăng dần qua các năm, riêng năm 2009 có sự sụt giảm đột ngột do suy thoái kinh tế lan rộng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô, nhu cầu tiêu dùng giảm, hàng loạt các cơng ty bị đóng cửa. Sau năm 2009, cầu CSTN lại tăng, dẫn đến sự thiếu hụt trở lại và làm tăng giá CSTN.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 SẢN LƢỢNG (ngàn tấn)

Hình 1.5 Tỷ lệ các quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới

Nguồn: Tự tổng hợp

Xét về sự phân bố tiêu thụ cao su tự nhiên, thị trƣờng chính vẫn những nơi có ngành cơng nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô phát triển.Trong năm 2011, tỷ lệ tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tập trung nhiều tại những nơi có nhà máy sản xuất lốp ô tô nhƣ Trung Quốc, Liên minh châu Âu EU, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản … với tỷ lệ khá đồng đều (trừ Trung Quốc).

Đóng góp lớn vào sự gia tăng sản lƣợng tiêu thụ cao su tự nhiên đến từ khu vực châu Á, cụ thể là 2 nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là ô tô giá rẻ tại hai quốc gia này đi kèm với sự tăng trƣởng nóng của nền kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về sản lƣợng tiêu thụ cao su tự nhiên. Năm 2010, Trung Quốc tiêu thụ tới 3,3 triệu tấn, chiếm gần 31% nhu cầu tiêu thụ của cả thế giới. Trong giai đoạn 2005 – 2010, sản lƣợng tiêu thụ của Trung Quốc tăng trƣởng bình quân 8.81%/năm, ngoại trừ năm 2008 có sản lƣợng tiêu thụ giảm nhẹ và xấp xỉ bằng với năm 2007 thì các năm cịn lại, tiêu thụ cao su tự nhiên tại Trung Quốc đều đạt mức tăng trƣởng khá cao trên 7.5%. Năm 2008, Ấn Độ đã vƣợt qua Nhật Bản trở thành nƣớc tiêu thụ cao su tự nhiên đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Sản lƣợng tiêu thụ tại Ấn Độ tuy có mức tăng trƣởng không cao nhƣng lại nhƣng lại bền vững hơn so với Trung Quốc và liên tục tăng qua các năm. Ấn Độ đã tiêu thụ 951 nghìn tấn cao su tự nhiên trong năm 2010 và có mức tăng trƣởng sản lƣợng tiêu thụ bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 4.16%. 11% 33% 9% 7% 9% 31% EU27 TRUNG QUỐC ẤN ĐỘ NHẬT BẢN HOA KỲ CÁC NƠI KHÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)