Thực trạng về phƣơng thức kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 50 - 52)

2.2 Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thờ

2.2.5 Thực trạng về phƣơng thức kinh doanh xuất khẩu

Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1, các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu cao su thƣờng dùng các phƣơng thức sau để kinh doanh xuất khẩu:

- Xuất khẩu trực tiếp (đƣờng biên mậu và đƣờng biển): Theo tổng cục Hải

quan, trong 4 tháng đầu năm 2014, điều kiện giao hàng cao su thiên nhiên xuất khẩu nhiều nhất là giao hàng lên tàu (FOB), đạt 68.880 tấn (chiếm tỷ trọng 39,3%). Điều kiện giao hàng tại cảng đến có bảo hiểm hàng hóa (CIF) đạt 32.520 tấn (18,6%). Điều kiện giao hàng cho ngƣời chuyên chở (FCA) tại bãi container của cảng xuất, đạt 19.620 tấn (11,2%). Điều kiện giao hàng tại bến (DAT) đạt 18.045 tấn (10,3%). Điều kiện giao hàng tại biên giới (DAF) đạt 12.812 tấn (chiếm 7,3%). Điều kiện giao hàng tại điểm đến và ngƣời bán trả cƣớc vận chuyển (CFR) đạt 11.931 tấn (6,8%). Các phƣơng thức khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Chủ hàng (shipper) hoặc nhà sản xuất (producer) khi vận chuyển hàng đi theo điều kiện FOB hoặc FCA thì khơng trả tiền THC (phí xếp dỡ tại cảng đi) nhƣ thơng thƣờng. Đây là điều kiện chung cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài VRG khi tham gia giao dịch xuất khẩu với ngƣời mua ở nƣớc ngoài, thể hiện một trong số các thắng lợi trong thỏa thuận ký kết hợp đồng nƣớc ngoài của doanh nghiệp cao su trong nƣớc.

Hình 2.4 Các điều khoản giao hàng xuất khẩu CSTN tại Việt Nam

Nguồn: Thống kê Tổng cục Hải quan [24]

- Ủy thác xuất khẩu: hiện Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam là DN đƣợc

ƣu tiên có hoạt động XNK ủy thác cho các DN khác. Các công ty cao su nằm ở miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn khá bế tắc về thị trƣờng mới, do đó phụ thuộc vào ủy thác xuất khẩu cho VRG và buôn bán mậu biên tại các cửa khẩu Trung Quốc. Một số các doanh nghiệp khác vẫn phải ủy thác xuất khẩu vì khơng đủ điều kiện để làm các thủ tục, giấy tờ xuất khẩu.

- Tạm nhập tái xuất: Hiện tại, Việt Nam đang tạm nhập, tái xuất một lƣợng

cao su khá lớn bởi ngành cao su Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc chủng loại sản phẩm, nguồn nguyên liệu trong nƣớc cịn chƣa ổn định. Do đó biện pháp tạm nhập tái xuất đƣợc xem là biện pháp tình thế giúp doanh nghiệp đảm bảo đƣợc các đơn hàng xuất khẩu… Bên cạnh đó, tuy thuế nhập khẩu cao su hiện nay là 30%, doanh nghiệp vẫn chấp nhận tạm nhập tái xuất bởi chi phí đầu tƣ ban đầu không cao. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ cũng có cơ hội có lợi nhuận khi các thị trƣờng nhập khẩu có nhu cầu. Tuy nhiên, điều này cho thấy tuy Việt Nam là một trong những nƣớc sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới nhƣng ngành cao su vẫn chƣa xây dựng đƣợc chuỗi cung ứng bền vững, nguy cơ mất uy tín, mất thƣơng hiệu, mất thị trƣờng là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Những thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Hoa Kỳ cần những chủng loại cao su mà ngành sản xuất cao su trong nƣớc chƣa đáp ứng (phân tích trong phần 2.2.2.). Cụ thể, thị trƣờng Trung Quốc cần nhiều cao su khối (chủ yếu là chủng loại TSR 20- SVR 20) nhằm phục vụ cho ngành sản xuất lốp xe ơ tơ. Do đó, chủng loại cao su đƣợc Việt Nam tạm nhập nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây là cao su khối (chiếm 55,5%) và có xu hƣớng nhập ngày càng tăng trong những

39% 19% 11% 7% 7% 17% FOB CIF FCA DAF CFR

năm tới. Nhƣ vậy, nguồn nguyên liệu cao su của các doanh nghiệp xuất khẩu bị lệ thuộc phần lớn vào nƣớc ngoài, trong khi tiềm năng của ngành cao su trong nƣớc đã đƣợc khẳng định từ lâu. Đó là một trong các nghịch lý trong kinh doanh xuất khẩu cao su hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)