Xuất các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 89 - 91)

3.5 Những đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu

3.5.2 xuất các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ

Cây cao su là một trong số các cây cơng nghiệp chính đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua. Sau giai đoạn hồng kim của nó, giờ đây xuất khẩu cao su đang gặp rất nhiều khó khăn bởi giá suy giảm hàng loạt, nguồn cầu giảm mạnh. Do đó sự hỗ trợ của Chính phủ, vốn đóng vai trò quan trọng trong các giao thƣơng với nƣớc ngồi, nay cịn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó, có các vấn đề chính mà Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan cần phải tăng cƣờng nhƣ sau:

Tăng cường hỗ trợ về tài chính: bao gồm chính sách thuế, hỗ trợ nơng dân

vay vốn để sản xuất, miễn giảm phí và lệ phí.

- Chính sách thuế hiện nay vẫn đang áp dụng mức thuế 1% cho các chủng loại cao su thuộc mã HS code 4001, 4002, 4005 (sơ chế, cao su hỗn hợp, crepe, latex), do đó Nhà nƣớc cần xem xét để có lộ trình giảm mức thuế này về mức 0% để hỗ trợ nhà xuất khẩu và tăng sự cạnh tranh về giá của cao su Việt Nam so với các nƣớc khác.

- Giảm bớt các loại phí và lệ phí khi tham gia xuất khẩu để góp phần giảm chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp.

Chính phủ và các cơ quan có liên quan hỗ trợ về thơng tin thị trường, sản phẩm cho nhà xuất khẩu để thích ứng kịp thời với thị trường

- Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập qn sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trƣờng của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trƣờng.

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã đƣợc xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền… tới ngƣời sản xuất để họ có căn cứ xác định phƣơng hƣớng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

- Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trƣờng vụ thể về các mặt: chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng, giá cả.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng mới, thị trường mới, tăng đầu ra xuất khẩu

- Cung cấp các thông tin về những ƣu thế của sản phẩm trong nƣớc tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nƣớc.

- Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trƣờng xuất khẩu thơng qua chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chun sâu chứ khơng chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ mang tính khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài. Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trƣờng vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt đƣợc những cơ hội thị trƣờng. Nhƣng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thƣơng và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nƣớc cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết thoả thuận song phƣơng và đa phƣơng, định hƣớng cho các doanh nghiệp những hƣớng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn.

Nhà nước hỗ trợ phát triển hoạt động Hiệp hội cao su sẽ làm tăng hiệu quả xuất khẩu

- Đầu tƣ Nhà nƣớc phải đúng mức về tài chính để duy trì hoạt động của hiệp hội, tạo cơ hội nâng cao trình độ cho nhân viên, kỹ sƣ làm việc trong Hiệp hội bằng các cơ hội tập huấn nƣớc ngoài hoặc nghiên cứu giống cây trồng mới.

- Đầu tƣ thêm nhân lực cho Hiệp hội những kỹ sƣ, hội viên có trình độ, kiến thức cao về nơng nghiệp, kỹ thuật ni trồng để hỗ trợ có hiệu quả ngƣời nơng dân. Hoạt động hiệp hội phải thực tiễn và sâu sát với hoạt động sản xuất – kinh doanh của các hội viên.

- Chính phủ cần tham gia quản lý, rà soát hoạt động của hiệp hội thƣờng xuyên để xem xét mức độ hiệu quả của Hiệp hội và thay đổi cho phù hợp.

- Lắng nghe ý kiến góp ý từ hội viên cũng nhƣ tham khảo từ Hiệp hội cao su Malaysia, Thái Lan (vốn đang hoạt đông rất hiệu quả) để xây dựng Hiệp hội cao su vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)