Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 84 - 85)

3.4 Một số nhóm giải pháp cơ bản khắc phục những tồn tại để đẩy mạnh xuất

3.4.4 Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu

- Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu là mục tiêu đầu tiên và then chốt trong giải pháp này. Đa dạng hóa thị trƣờng bao gồm thay đổi hƣớng thị trƣờng từ việc xoay quanh Trung Quốc sang xuất khẩu qua châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

- Để mặt hàng cao su có thể thâm nhập đƣợc vào nhiều thị trƣờng một cách hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trƣờng. Chính hoạt động này mới có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp vào những thị trƣờng đã thâm nhập đƣợc có thể tồn tại lâu dài. Mỗi loại thị trƣờng đều có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đối với cao su nguyên liệu và cao su thành phẩm, chính vì vậy để mở rộng xuất khẩu cao su đến các thị trƣờng khác nhau thì cũng cần phải có các giải pháp khác nhau.

- Đối với thị trƣờng Trung Quốc – một trong những thị trƣờng xuất khẩu chính của cao su Việt Nam, trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu sang Trung Quốc vì để tránh tập trung và lệ thuộc quá nhiều vào một thị trƣờng. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu này cần phải có một q trình chuẩn bị nhiều mặt cả về công tác xúc tiến thị trƣờng và đầu tƣ chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, giảm bớt chủng loại SVR 3L, L, tăng dần SVR10, SVR20, RSS… Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam cần phải tập trung vào những khách hàng trực tiếp là các nhà sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc để chuyển mạnh buôn bán cao su với Trung Quốc từ con đƣờng tiểu ngạch sang chính ngạch. Xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, các doanh nghiệp tận dụng đƣợc một số thuận lợi nhƣ giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm một số chi phí về bao bì, khơng địi hỏi cao về chất lƣợng và an toàn vệ sinh dịch tễ .v.v…

- Ngành cao su Việt Nam cần mở rộng mạng lƣới phân phối, tiêu thụ sản phẩm bằng việc mở thêm các văn phòng đại diện hoặc khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành lập cơ sở phân phối tại các tỉnh, thành phố lớn để phát triển bán hàng, đa dạng hóa hình thức kinh doanh.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và tham gia tích cực, có hiệu quả các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trọng

điểm của Bộ Công Thƣơng. Các doanh nghiệp cao su xuất khẩu giữ vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn hóa sản phẩm cao su nguyên liệu, đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam.

- Ngoài việc củng cố thị phần ở những thị trƣờng truyền thống nhƣ Singapore, Nhật bản, Đài Loan,… vì các thị trƣờng này trong tƣơng lai vẫn là những thị trƣờng lớn, bạn hàng quan trọng và nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam, thì ngành cao su Việt Nam cũng cần tích cực tìm kiếm các thị trƣờng mới nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh, các nƣớc Châu Phi…, để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi sản phẩm đã trở nên bão hòa ở thị trƣờng truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)