.1 Phân bổ rừng cao su tại Việt Nam Lào Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 42 - 44)

Nguồn: Bản tin cao su số tháng 5 – 2013 [2]

Xét trong các tỉnh trọng điểm, hiện nay Bình Phƣớc và Bình Dƣơng là 2 khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất. Trong đó, Bình Phƣớc chiếm 22% tổng diện tích và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình Dƣơng chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% diện tích tổng cộng.

2.1.2 Cơ cấu sản phẩm

Hiện nay Việt Nam có bốn chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu đó là:

- SVR chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lƣợng cao su xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là loại SVR thƣờng có các hạng sản phẩm 3L, 5L, L, CSR L, các loại cao su nhƣ SVR10, 20, loại CV50, CV60 (có tính chảy)…chiếm một tỷ lệ khơng đáng kể, nhu cầu chính ở thị trƣờng châu Âu.

Đông Nam Bộ 47% Tây Nguyên 28% Bắc Trung Bộ 8% Tây Bắc 2% Duyên hải Nam Trung Bộ 4% Lào 6% Campuchia 6%

- Mủ cao su nguyên liệu (hay là mủ nƣớc, Latex) và các loại mủ cao su sơ chế nhƣ mủ kem và mủ ly tâm, dùng để sản xuất găng tay, ủng chiếm 3% khối lƣợng xuất khẩu, hiện nay tăng lên đến 4,7%. Loại mủ nguyên liệu này rất đƣợc ƣa chuộng tại thị trƣờng châu Âu với hai loại chính là HA (High Amonia) và LA (Low Amonia).

- Mủ tờ xơng khói (RSS) chiếm khoảng 1,4% khối lƣợng xuất khẩu. - Cao su Crepe chiếm khoảng 0,2%

Thời gian qua, cao su Việt Nam chủ yếu đƣợc xuất khẩu dƣới dạng SVR3L, SVR5L và một số mủ tờ RSS, Crepe…trong đó loại SVR5L và SVR3L chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các loại cao su nhƣ SVR10, SVR20, RSS, Crepe đang dƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng thế giới thì Việt Nam chỉ sản xuất đƣợc một khối lƣợng hạn chế. Mủ cao su SVR10, SVR20 có nhu cầu nhập khẩu cao tại các thị trƣờng nhƣ Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, Hoa Kì…nhƣng do cao su Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nên lƣợng cao su xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Cơ cấu chủng loại là một trong những nguyên nhân chính khiến cao su Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng Trung Quốc nhƣ hiện nay (các công ty sản xuất của Trung Quốc ƣa thích nguyên liệu SVR 3L), điều đó cũng gây bất lợi cho cao su tự nhiên Việt Nam trong viêc mở rộng thị trƣờng theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Vì vậy, Việt Nam chỉ có thể đa dạng hố thị trƣờng nếu các doanh nghiệp đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.

2.2 Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thời gian qua thời gian qua

2.2.1 Thực trạng về sản lƣợng, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu

Các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nƣớc sản xuất CSTN (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vƣợt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nƣớc sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. Năm 2013, sản lƣợng cao su của Việt Nam ƣớc đạt 1.043 triệu tấn, tăng 20.8% so với năm trƣớc đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lƣợng cao su tự nhiên của Việt Nam vƣợt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt

Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên thứ 3 trong danh sách các nƣớc sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới nói riêng và của Việt Nam nói chung đang đối mặt với nhiều thách thức khi giá liên tục giảm từ năm 2013 đến nay. Một số quốc gia nhƣ Malaysia vốn luôn đi trƣớc Việt Nam về sản lƣợng và công nghệ trồng trọt, chế biến cao su, nay lại bắt đầu chủ trƣơng hạn chế trồng cây cao su và xuất khẩu để bớt bị ảnh hƣởng thiệt hại bởi đà giá giảm và mặt khác, tạo áp lực về khan hiếm nguồn cung và làm tăng giá trở lại.

Bảng 2.2 Sản lƣợng, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2003-2013 Năm Sản lƣợng (Nghìn tấn) Kim ngạch (Nghìn USD) Tốc độ tăng trƣởng 2003 433,1 377.864 4,77% 2004 513,4 596.880 18,54% 2005 554,1 804.125 7,93% 2006 703,6 1.286.365 26,98% 2007 715,6 1.392.838 1,71% 2008 658,3 1.593.328 -8,01% 2009 726 1.199.000 10,28% 2010 760 2.300.000 4,68% 2011 816,5 3.200.000 7,43% 2012 1.020 2.830.000 24,92% 2013 1.100 2.500.000 7,84%

Nguồn: Agroinfo, tổng hợp từ GSO và VRA [28]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)