Thực trạng về giá cả xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 47 - 48)

2.2 Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thờ

2.2.3 Thực trạng về giá cả xuất khẩu

Giá cả cao su biến động và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế thế giới. Trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn 1.500 USD/tấn và thấp nhất vào năm 2001, chỉ đạt bình quân 539 USD/tấn. Từ năm 2006 đến 2008, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu các loại bình quân tăng liên tục trong khoảng 1.828-2.434 (số liệu từ Tổng cục thống kê) USD/tấn nhờ nhu cầu CSTN vƣợt nhanh hơn nguồn cung đã làm giá tăng liên tục. Đến tháng 7 năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng phát làm thu hẹp nhu cầu tiêu thụ đột ngột, đã kéo giá CSTN Việt Nam giảm rất mạnh và kéo dài sang năm 2009, bình quân chỉ đạt 1.677 USD/tấn. Giai đoạn 2010-2011, nhờ những chính sách kích cầu của nhiều nƣớc để giúp nền kinh tế phục hồi, nhu cầu CSTN tăng nhanh hơn nguồn cung, do vậy giá đƣợc đẩy lên cao. Giá cao su xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh điểm vào năm 2011, bình quân 3.933 USD/tấn.

Tuy nhiên giá cao su trong năm 2011 có nhiều biến động, phản ánh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Sau khi đạt đỉnh điểm vào tháng 2 (5.850 USD/tấn đối với chủng loại SVR 3L xuất khẩu), giá cao su sụt giảm mạnh trong tháng 3 do ảnh hƣởng thiên tại động đất tại Nhật Bản làm ngƣng trệ việc sản xuất ô tô và lốp xe, giá giảm dần đến cuối năm chỉ 3.313 USD/tấn do thị trƣờng tiêu thụ bị thu hẹp khi nền kinh tế suy yếu tại châu Âu vì khủng hoảng nợ cơng, lũ lụt Thái Lan, nhiều nhà máy tạm ngƣng sản xuất… Năm 2012 chứng kiến khủng hoảng châu Âu bị kéo dài và nhiều nền kinh tế phát triển chậm lại làm nhu cầu cao su thiên nhiên tăng khơng nhiều, trong khi đó sản lƣợng tăng nhanh do diện tích gieo trồng phát triển mới trong thời kỳ giá cao 2003-2008 đã bắt đầu đƣợc đƣa vào khai thác. Do vậy, giá cao su chỉ phục hồi nhẹ trong mùa khô đầu năm 2012 khi cây cao su đƣợc nghỉ cạo mủ, sau đó là sụt giảm hẳn cho đến đầu năm 2014 và khơng có chút dấu hiệu phục hồi. Mặt khác, sự dƣ thừa chủng loại SVR 3L. SVR CV50, SVR CV60 và thiếu hụt SVR 10 trong cơ cấu xuất khẩu cũng là nguyên nhân chính gây giảm giá cao su và mất cân đối về nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)