Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 52)

2.2 Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thờ

2.2.6.1 Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su tại Việt Nam chiếm phần lớn là doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nƣớc, có vƣờn cây đại điền lớn và thừa hƣởng cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất từ các đồn điền tƣ bản nƣớc ngồi để lại. Trong đó, Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Rubber Group, Tên viết tắt: VRG) là Tập đồn kinh tế cơng nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và cũng là một trong bảy tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, với chức năng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su, trong đó Nhà nƣớc sở hữu chi phối về vốn, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao su Việt Nam.

Sản phẩm mủ cao su của VRG rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Cao su có độ nhớt ổn định: SVR CV50, SVR CV60. Cao su định chuẩn kỹ thuật: SVR L, SVR 3, SVR 5, SVR 10, SVR 20. Các sản phẩm đƣợc quản lý theo hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000. Chất lƣợng sản phẩm ổn định, đồng đều, đƣợc nhiều thị trƣờng trên thế giới tin dùng nhƣ: Châu Âu, Hàn Quốc Trung Quốc, Nhật Bản, Đài oan, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Malaysia…

2.2.6.2 Các doanh nghiệp tư nhân sản xuất- xuất khẩu ngoài VRG

Ngồi những tập đồn lớn có vƣờn cao su đại điền trên cịn có nhiều các doanh nghiệp tƣ nhân, trách nhiệm hữu hạn trong nƣớc hoặc có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi FDI có nhà máy sản xuất và xuất khẩu cao su. Tuy sản lƣợng và chất lƣợng không ổn định bằng các cơng ty VRG, nhƣng họ cũng góp một phần khơng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của cả nƣớc về mặt hàng này. Một vài trong số các lý do về nguồn hàng và chất lƣợng không ổn định là:

- Vƣờn cây không đủ lớn để cung cấp mủ hằng năm, do đó doanh nghiệp phải mua thêm mủ từ thƣơng lái (ngƣời thu mua đến từng hộ gia đình có vƣờn cây nhỏ lẻ, chỉ trồng mà không sản xuất) với chất lƣợng mủ không đảm bảo, phụ thuộc lớn vào giá thu mua hàng ngày, hàng tháng.

- Sản phẩm chính của họ là SVR3L, SVR10 chất lượng tương đối theo tiêu

chuẩn Việt Nam, nhắm vào những thị trƣờng dễ tính, khơng u cầu cao với giá mua rẻ nhƣ Trung Quốc, Malaysia…, do đó khâu kiểm sốt chất lƣợng khơng q nghiêm ngặt, đơi lúc cịn cẩu thả.

- Hầu nhƣ các nhà máy tƣ nhân đều khơng đảm bảo vệ sinh, khơng có phịng kiểm mẫu riêng biệt mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và cơng nghệ đang có.

2.2.6.3 Nhà thương mại

Nhà thƣơng mại là những tổ chức, doanh nghiệp nƣớc ngồi có nhu cầu mua sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam. Sau khi tìm hiểu, lựa chọn nhà cung cấp thông qua các hợp đồng mua bán quốc tế để xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài - nơi mà cao su thiên nhiên Việt Nam đƣợc sản xuất thành các thành phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô và hàng tiêu dùng. Để xuất khẩu đƣợc những sản phẩm đạt chất lƣợng quốc tế, nhà thƣơng mại phải căn cứ vào quá trình phát triển của công ty, các chứng chỉ, chứng nhận quốc tế về chất lƣợng sản phẩm và mức giá thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, chỉ những nhà thƣơng mại nào có văn phịng tại Việt Nam dƣới hình thức cơng ty FDI thì mới có khả năng đứng tên nhà xuất khẩu và đƣợc phép xuất khẩu trực tiếp.

Nhà thƣơng mại- còn đƣợc gọi là ngƣời trung gian- đóng vai trị quan trọng trong ngành cao su xuất khẩu không những ở Việt Nam mà cịn trên thế giới. Nhà thƣơng mại có một số vai trị sau:

- Ln có những khách hàng và đầu ra nhất định, thƣờng những nhà sản xuất trong nƣớc ít khi đƣợc ngƣời mua nƣớc ngồi biết đến nếu khơng đƣợc bên trung gian giới thiệu. Do đó nhà thƣơng mại giúp làm tăng sản lƣợng xuất khẩu.

- Nhà thƣơng mại giúp kết nối thông tin, hỗ trợ nhà sản xuất về những thay đổi về cơ cấu sản phẩm, quy cách mới phù hợp với tiêu chuẩn mới.

2.3 Lợi thế cạnh tranh trong đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam 2.3.1 Tính chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA 2.3.1 Tính chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA

Để tính chỉ số RCA của mặt hàng cao su của Việt Nam, ta cần có số liệu kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cao su của thế giới, kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Theo bảng 2.7, ta thấy các chỉ số RCA đều lớn hơn 1, do đó có thể kết luận cao su là mặt hàng có lợi thế so sánh. Chỉ số này nhƣ đã phân tích, phụ thuộc vào 4 giá trị, bất kỳ một sự thay đổi nào của một trong 4 giá trị trên đều kéo theo sự thay đổi chỉ số RCA. Chỉ số RCA của cao su Việt Nam cao ở giai đoạn 2004-2006 và bắt đầu giảm dần từ năm 2007, thấp nhất là vào năm 2013. Năm 2004, chỉ số RCA là 30,455 trong khi năm 2005, RCA tăng lên 33,57. Lý do chính là vì thị phần kim ngạch xuất khẩu của cao su thiên nhiên năm 2005 tăng lên so với năm 2004: 2,254% tăng lên 2,478%, trong khi đó thị phần kim ngạch xuất khẩu cao su thế giới năm 2004 là 0,074% giảm còn 0,07382%. Cách lý giải tƣơng tự cho các chỉ số của những năm sau.

Bảng 2.5 Tính chỉ số RCA của cao su Việt Nam giai đoạn 2004-2013

Năm KNXK cao su (nghìn USD) Tổng KNXK (nghìn USD) KNXK cao su TG (nghìn USD) Tổng KNXK TG (nghìn USD) RCA 2004 596.880 26.485.034,71 6.170.919,17 8.339.391.688,78 30,455909 2005 804.125 32.447.129,17 6.986.923,93 9.464.856.600,91 33,571883 2006 1.286.365 39.826.222,80 10.364.728,13 11.154.302.746,33 34,760007 2007 1.392.838 48.561.343,19 11.081.613,27 12.785.625.062,97 33,092409 2008 1.593.328 62.685.129,70 13.342.206,88 14.861.985.982,16 28,313271 2009 1.199.000 57.096.274,46 8.299.279,30 11.498.154.270,66 29,093701 2010 2.300.000 72.236.665,00 24.196.734,62 14.140.055.010,43 18,606482 2011 3.200.000 96.905.673,96 44.929.979,70 16.885.740.167,15 12,410364 2012 2.830.000 114.529.170,98 35.263.061,88 16.411.735.659,94 11,496086 2013 2.500.000 132.200.000,00 18.921.163,42 10.478.925.655,05 10,473154

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014[25]

Tuy Việt Nam ln có chỉ số RCA cao đối với sản phẩm CSTN xuất khẩu trong giai đoạn gần đây từ năm 2004 đến 2013 nhƣng trị số đang giảm dần, thể hiện sự

giảm dần lợi thế so sánh của cao su Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. Nếu lý giải dựa theo những con số, thì ngun nhân chính là vì thị phần xuất khẩu cao su của cả thế giới tăng lên thêm 1 con số trong khi thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn chỉ giao động ở mức trung bình 2,632 %. Do đó có thể khẳng định Việt Nam có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu CSTN nhƣng không cao.

2.3.2 Chỉ số chuyên mơn hóa xuất khẩu ESI

Nhƣ chƣơng I đã đề cập, chỉ số ESI đƣợc đo lƣờng tại một thị trƣờng cụ thể chứ khơng tính trên thị trƣờng thế giới. Do đó chỉ số ESI sẽ dễ giải thích hơn khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của CSTN Việt Nam trên từng thị trƣờng chính.

Theo bảng 2.6, ba quốc gia đứng đầu nhập khẩu cao su Việt Nam chính là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ- đều là những nƣớc châu Á lân cận Việt Nam, và cũng đều xuất khẩu CSTN. Xét về chiến lƣợc lâu dài, thị trƣờng Trung Quốc khơng cịn đƣợc xem là nơi đến hấp dẫn của cao su xuất khẩu nữa mà thay vào là thị trƣờng châu Âu, Mỹ với nhu cầu cao về cao su sơ chế chất lƣợng đạt chuẩn. Tuy nhiên, để xét về chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu trong những năm qua, trƣớc tiên sẽ nghiên cứu ở ba thị trƣờng lớn nhất của Việt Nam.

2.3.2.1 ESI trên thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trƣờng truyền thống của Việt Nam bởi nhu cầu cao su lớn, dễ xuất đi bằng đƣờng tiểu ngạch (chính) và đƣờng biển, không yêu cầu quá cao về chất lƣợng hàng hóa đạt chuẩn. Xét về chỉ số ESI, ta có bảng 2.8 thể hiện chỉ số ESI của cao su Việt Nam trên thị trƣờng Trung Quốc lớn hơn 1 qua các năm và đạt mức trung bình 7,02; do đó có thể khẳng định CSTN của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá cao trên thị trƣờng Trung Quốc. Chỉ số này tăng giảm không đều qua các năm, tùy thuộc vào 2 yếu tố trong cơng thức tính. Vào năm 2005, chỉ số ESI 8,08 tăng lên so với chỉ số năm 2004 là 7,73 vì thị phần KNXK cao su thiên nhiên Việt Nam tăng từ 2,25 lên 2,47, trong khi đó thị phần nhập khẩu cao su Trung Quốc gần nhƣ khơng thay đổi (0,29 lên đến 0,306), do đó chỉ số ESI tăng lên. Cách lý giải tƣơng tự dành cho các chỉ số tiếp theo.

Bảng 2.6 Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu ESI của cao su thiên nhiên Việt Nam tại thị trƣờng Trung Quốc Năm KNXK cao su (nghìn USD) Tổng KNXK cả nƣớc (nghìn USD) KNNK cao su Trung Quốc (nghìn USD) Tổng KNNK Trung Quốc (Nghìn USD) ESI 2004 596.880,00 26.485.034,71 1.524.490,18 522.574.209,67 7,73 2005 804.125,00 32.447.129,17 1.854.879,76 604.789.857,43 8,08 2006 1.286.365,00 39.826.222,80 3.029.572,71 718.128.033,67 7,66 2007 1.392.838,00 48.561.343,19 3.258.454,20 870.342.243,76 7,66 2008 1.593.328,00 62.685.129,70 4.302.033,67 1.040.100.961,29 6,15 2009 1.199.000,00 57.096.274,46 2.814.183,91 919.141.231,81 6,86 2010 2.300.000,00 72.236.665,00 5.666.135,00 1.289.133.667,95 7,24 2011 3.200.000,00 96.905.673,96 9.378.479,16 1.620.780.482,82 5,71 2012 2.830.000,00 114.529.170,98 6.812.874,86 1.675.269.314,60 6,08

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014 [25]

Hình 2.5 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Trung Quốc giai đoạn 2004-2012

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014[25]

Xét về thị phần nhập khẩu trong tổng KNNK cao su thiên nhiên Trung Quốc, dựa vào hình 2.5, nhận thấy xu hƣớng chung là thị phần của Việt Nam chiếm dƣới

6% 6% 6% 5% 3% 4% 6% 5% 8% 000% 020% 040% 060% 080% 100% 120% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Các nƣớc khác Vietnam Thailand Malaysia Indonesia India

10% của Trung Quốc, đứng thứ 4 sau Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Hai năm 2008 và 2009, thị phần của Việt Nam là thấp nhất lần lƣợt là 3,4% và 3,82% vì lý do vào hai năm này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm nhiều và nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong những năm sắp đến, xu hƣớng sẽ giảm giần thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc bởi nhiều lý do khác nhau, do đó thị phần nhập khẩu này sẽ giảm dần.

2.3.2.2 ESI trên thị trường Malaysia

Malaysia cũng là một thị trƣờng lớn của Việt Nam trong những năm gần đây, do đó chỉ số ESI của cao su Việt Nam tại thị trƣờng Malaysia lớn hơn 1. Xu hƣớng dễ nhận ra là chỉ số ESI của cao su Việt Nam tuy lớn hơn 1, thể hiện tính cạnh tranh tƣơng đối của cao su Việt Nam tại thị trƣờng Malaysia là có đáng kể, nhƣng bắt đầu giảm dần từ năm 2007 đến 2013. Lý do chính là tuy thị phần KNXK cao su Việt Nam vẫn giữ ổn định ở mức 2,6% thì thị phần KNNK cao su của Malaysia tăng lên đột biến và liên tục, từ 0,3% năm 2004 đến 1,2% năm 2013 vì chính sách tăng sản xuất cao su sơ chế nhập khẩu của Malaysia và giảm dần sản lƣợng xuất khẩu thô.

Xét về thị phần nhập khẩu CSTN, Việt Nam đang là đối tác xuất khẩu cao su vào Malaysia khá tiềm năng, với thị phần KNNK tăng dần qua các năm, từ 1,71% năm 2004 tăng lên đến 22,07% năm 2013. Phần lớn Malaysia nhập cao su chủng loại SVR10, SVR 3L không yêu cầu cao về chất lƣợng vì các nhà máy sẽ sơ chế, trộn và cán lại thành cao su hỗn hợp chất lƣợng cao, xuất khẩu đi với giá thành cao hơn nhiều. Thị trƣờng Malaysia cũng là nơi ít biến động và khá dễ thâm nhập, đơn hàng lớn, có các cảng lớn thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đƣờng biển. Do đó Việt Nam có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu lớn ở Malaysia.

Bảng 2.7 Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu ESI của CSTN Việt Nam tại thị trƣờng Malaysia

(nghìn USD) nƣớc (nghìn USD) Malaysia (nghìn USD) (nghìn USD) Malaysia 2004 596.880,00 26.485.034,71 379.557,17 104.247.460,25 6,19 2005 804.125,00 32.447.129,17 422.651,49 113.299.071,78 6,64 2006 1.286.365,00 39.826.222,80 560.444,95 131.127.047,76 7,56 2007 1.392.838,00 48.561.343,19 830.731,74 144.869.776,52 5,00 2008 1.593.328,00 62.685.129,70 1.047.967,68 155.660.819,37 3,78 2009 1.199.000,00 57.096.274,46 1.267.810,68 123.575.279,30 2,05 2010 2.300.000,00 72.236.665,00 1.798.143,79 164.465.853,29 2,91 2011 3.200.000,00 96.905.673,96 2.295.995,12 187.545.051,97 2,70 2012 2.830.000,00 114.529.170,98 2.491.703,68 196.139.600,44 1,95 2013 2.500.000,00 132.200.000,00 2.485.607,79 206.077.651,40 1,57

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014 [25]

Hình 2.6 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Malaysia giai đoạn 2004-2013

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014[25]

2.3.2.3 ESI trên thị trường Ấn Độ

Ấn Độ là một thị trƣờng khá đặc biệt bởi đây là nơi tạo ra sản lƣợng cao su thiên nhiên với chất lƣợng và sản lƣợng cao nhƣng cũng đồng thời là thị trƣờng lớn nhập khẩu mặt hàng này. Về xuất khẩu, ngành công nghiệp cao su Ấn Độ đã duy trì xuất khẩu bền vững sản phẩm của mình trong nhiều năm qua với tổng cộng kim ngạch 770 tỷ rubi, tƣơng đƣơng 1,4 tỷ USD, có những hàng lốp xe nổi tiếng nhƣ Apollo,

2% 2% 5% 9% 3% 5% 12% 12% 20% 22% 000% 020% 040% 060% 080% 100% 120% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Các nƣớc khác Vietnam Thailand India Indonesia

BKT, Aliance, MRF…. Trong lĩnh vực phi lốp ô tô cũng đạt kim ngạch 350 tỷ rubi, tƣơng đƣơng 630 triệu USD. Cả ngành lốp và phi lốp ơ tơ đều có sự tăng trƣởng mạnh cả nhu cầu nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu.

Tuy nhiên nguồn nguyên liệu CSTN hiện là một trong những thách thức lớn của ngành cao su nƣớc này. Sản lƣợng đƣợc dự báo sẽ có giới hạn mặc dù Ấn Độ cũng là nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Nƣớc này dự báo nhu cầu trong ngành là từ 1,1 – 1,2 triệu tấn cao su, trong khi sản lƣợng dự báo chỉ đạt từ 0,9 -1 triệu tấn. Do vậy sẽ dẫn đến khả năng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và phải nhập khẩu cao su thiên nhiên của nƣớc này. Đây cũng là cơ hội cho các nƣớc, trong đó có VN để xuất khẩu cao su nguyên liệu vào Ấn Độ.

Bảng 2.8 Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu ESI của CSTN Việt Nam tại thị trƣờng Ấn Độ Năm KNXK cao su (nghìn USD) Tổng KNXK cả nƣớc (nghìn USD) KNNK cao su Ấn Độ (nghìn USD) Tổng KNNK Ấn Độ (nghìn USD) ESI Ấn Độ 2004 596.880,00 26.485.034,71 83.240,13 98.981.129,47 26,80 2005 804.125,00 32.447.129,17 80.479,67 140.861.666,92 43,38 2006 1.286.365,00 39.826.222,80 99.478,92 178.212.440,31 57,86 2007 1.392.838,00 48.561.343,19 238.444,30 218.645.293,93 26,30 2008 1.593.328,00 62.685.129,70 229.658,58 315.712.105,61 34,94 2009 1.199.000,00 57.096.274,46 269.554,08 266.401.552,91 20,75 2010 2.300.000,00 72.236.665,00 637.241,80 350.029.386,93 17,49 2011 3.200.000,00 96.905.673,96 708.283,86 462.402.790,77 21,56 2012 2.830.000,00 114.529.170,98 966.896,69 488.976.378,50 12,50 2013 2.500.000,00 132.200.000,00 902.044,91 466.045.567,33 9,77

Hình 2.7 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Ấn Độ giai đoạn 2004-2013

Nguồn: Tổng hợp từ WITS (World Integrated Trade Solution), Proceed, 2014[25]

Xét về chỉ số ESI của cao su Việt Nam tại thị trƣờng Ấn Độ, hầu nhƣ các chỉ số đều lớn hơn 1, cho thấy cao su Việt Nam có lợi thế tƣơng đối, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu tại đây. Trung bình ESI có giá trị 27,13, tuy nhiên chỉ số tăng giảm qua các năm chứ không đồng đều. từ năm 2011 đến 2013, chỉ số ESI giảm liên tục và thấp nhất vào năm 2013. Ngun nhân chính có thể do Ấn Độ hiện nay đang tăng dần lƣợng sản xuất trong nƣớc, mặt khác ngành công nghiệp lốp xe đang chững lại, nhiều nhà máy đóng cửa vì suy thối kinh tế, do đó Ấn Độ giảm dần lƣợng cao su nguyên liệu nói chung.

Xét về thị phần KNNK cao su thiên nhiên của Ấn Độ, Việt Nam chiếm thị khiêm tốn so với hai nhà xuất khẩu lớn Thái Lan và Indonesia, tuy nhiên khoảng thời gian gần đây nhƣ năm 2011, 2012, 2013, thị phần của Việt Nam tăng lên nhảy vọt từ 11,49% đến 19,31% và 24,96%. Theo tổng kết từ Bộ Cơng thƣơng, có một sự chuyển dịch khá lớn về thị trƣờng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

2.4 Kết luận về tình hình đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam. 3% 3% 5% 6% 3% 3% 3% 9% 11% 19% 25% 000% 020% 040% 060% 080% 100% 120% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)