Định hƣớng phát triển, sản xuất và xuất khẩu CSTN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 74 - 79)

3.2.1 Định hƣớng phát triển sản xuất cao su tự nhiên

Trong quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 và quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012, Nhà nƣớc ta đã nêu rõ định hƣớng phát triển sản xuất cao su tự nhiên. Trong đó:

 Về quỹ đất trồng cao su: Chúng ta định hƣớng trồng đƣợc 800 nghìn ha cao su vào năm 2015. Năm 2011, nƣớc ta đã trồng đƣợc khoảng 834,2 ngàn ha nhƣ vậy là đã vƣợt mức chỉ tiêu của năm 2015. Tuy nhiên Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 vẫn giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha và định hƣớng quy hoạch ở các vùng nhƣ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh quy mơ diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững. Quyết định còn định hƣớng tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chƣa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của cây cao su.

 Về chế biến cao su: Nâng tổng công suất chế biến khoảng 1,2 triệu tấn mủ khô/năm vào năm 2015 và 1,3 triệu tấn/năm vào năm 2020. Cải tiến công nghệ để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hợp lý với nhu cầu thế giới, bao gồm: mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 40%, mủ kem 20%, mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR 20 chiếm khoảng 40% để nâng cao giá trị xuất khẩu, đa dạng hóa thị trƣờng. Từ nay đến năm 2020, phải đầu tƣ tăng thêm nâng công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Đối với cao su đại điền quy mô nhà máy có cơng suất từ 6.000 - 20.000 tấn/năm, cao su tiểu điền công suất từ 1.200 - 1.500 tấn/năm; tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hóa dây chuyền các nhà máy. Tn thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, thực hiện việc kiểm phẩm cao su xuất khẩu nâng cao chất lƣợng cao su.

 Về quy hoạch cao su ở các vùng cũng có các chỉ tiêu rất cụ thể: các vùng chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo để trồng cao su. Trong đó vùng Đơng Nam Bộ mục tiêu 25 nghìn ha, ổn định diện tích 390 nghìn ha; vùng Tây Nguyên: 95 – 100 nghìn ha, ổn định diện tích 280 nghìn ha; vùng Dun Hải Nam Trung Bộ: trồng mới 10 -15 nghìn ha, để ổn định diện tích 40 nghìn ha; vùng Bắc Trung Bộ: 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, ổn định diện tích 80 nghìn ha; các tỉnh vùng Tây Bắc: không đƣợc phát triển theo phong trào mà phải có quy hoạch cụ thể, các địa phƣơng có thể mở

rộng diện tích ở những địa bàn có đủ điều kiện, để đến năm 2020 diện tích vào khoảng 50 nghìn ha.

 Để nâng cao chất lƣợng cao su tự nhiên, quyết định cũng nêu rõ định hƣớng về khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: trong đó nêu rõ cần tiếp tục đầu tƣ kinh phí cho việc đƣa giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào ứng dụng sản xuất. Ngoài vấn đề giống cây cần chú ý tới công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng nhƣ đào tạo tập huấn cho ngƣời lao động trong việc trồng, chăm sóc, khai thác, bảo quản cũng nhƣ chế biến cao su.

 Về tiêu thụ sản phẩm: Để đảm bảo cho lƣợng mua cũng nhƣ mức giá, các doanh nghiệp nên ký trƣớc hợp đồng với các tổ chức cũng nhƣ ngƣời sản xuất. Điều này sẽ có lợi cho cả hai bên. Ngoài ra các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lƣợng sản phẩm hàng hóa đồng thời xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm, củng cố thị trƣờng cũ, tiếp tục tìm kiếm những thị trƣờng tiềm năng khác. Hình thành thị trƣờng kỳ hạn cao su Việt Nam, nhằm xây dựng thị trƣờng bán bn hàng hóa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác trồng, chế biến và tiêu thụ cao su với các nƣớc khác.

 Một trong những yếu tố quan trọng nữa là vốn đầu tƣ. Có rất nhiều nguồn vốn có thể sử dụng nhƣ vốn của các nhà đầu tƣ, vốn của dân và giá trị quyền sử dụng đất. Ngoài ra nhà nƣớc cũng sẽ ƣu tiên một phần vốn cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tại các vùng dự án trồng cao su, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su ở các địa bàn khó khăn thuộc đối tƣợng đƣợc vay vốn.

 Về tổ chức sản xuất: cần đầu tƣ phát triển xây dựng các cơ sở chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu vừa giảm chi phí, vừa đảm bảo chất lƣợng cao su. Qua đó hình thành doanh nghiệp công, nông nghiệp nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.

 Trong việc trồng, chế biến, tiêu thụ tự nhiên nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia đầu tƣ, cũng nhƣ hình thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để hộ gia đình và tƣ nhân trồng cao su về kỹ thuật, dịch vụ vật tƣ, tiêu

thụ sản phẩm và nâng cao năng lực hoạt động Hiệp hội Cao su Việt Nam để hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên và ngƣời sản xuất.

3.2.2 Định hƣớng phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam

 Kim ngạch xuất khẩu: Chính phủ đặt ra mục tiêu cho xuất khẩu cao su Việt Nam, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã mang lại những ảnh hƣởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nƣớc và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ từ các nƣớc phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trƣờng. Đầu tƣ vào Việt Nam đang phát triển mạnh sẽ làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm tỉ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu thô và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị kinh tế cao.

 Chủng loại sản phẩm: Để thúc đẩy xuất khẩu cao su ra nƣớc ngoài, cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển sản phẩm cao su chế biến có giá trị cao, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trƣờng nhƣ EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc. Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm cao su tự nhiên hầu hết là các sản phẩm thô, chất lƣợng thấp. Chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu là SVR L, 5, 3L, do đó thị trƣờng chính là Trung Quốc - một thị trƣờng không yêu cầu cao về loại nguyên liệu cao su. Trong khi đó một số chủng loại mà các nƣớc khác có nhu cầu nhƣ RSS, SVR 10, SVR 20 thì lƣợng xuất khẩu của nƣớc ta cịn có phần hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thế giới. Trƣớc tình trạng đó Việt Nam cần phải có những biện pháp về kĩ thuật trồng, thu hoạch cũng nhƣ chế biến cao su để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng Malaysia, Ấn Độ, châu Âu, Mỹ. Bên cạnh đó, định hƣớng cho sự phát triển xuất khẩu cao su Việt Nam tới năm 2020 bao gồm chuyển đổi sản xuất

cao su nguyên liệu và định hƣớng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu.

 Các doanh nghiệp cần phải ƣu tiên cho đầu tƣ và phát triển các sản phẩm cao su có giá trị cao, đa dạng hóa sản phẩm. Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam, việc nghiên cứu thị trƣờng, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tƣ cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ và tiến hành đa dạng hoá phƣơng thức sản xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất cao su công nghiệp.

 Giá cả xuất khẩu: Thị trƣờng xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 10% so với thế giới

 Thị trƣờng xuất khẩu: Thị trƣờng là vấn đề lớn đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cao su thiên nhiên nói riêng. Với đặc thù là 80% cao su nguyên liệu dùng cho sản xuất lốp xe, thị trƣờng tiêu thụ chính của cao su thƣờng là những quốc gia có ngành cơng nghiệp sản xuất ơ tơ phát triển hoặc có nhiều nhà máy gia cơng nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, Hoa Kỳ, một số nƣớc châu Âu... Hiện nay hơn 50% cao su xuất khẩu của Việt Nam đƣợc xuất vào Trung Quốc, phần lớn theo con đƣờng tiểu ngạch, lý do chính là vì thị trƣờng này khơng địi hỏi khắt khe về chất lƣợng, chủng loại gì cũng đƣợc tiêu thụ. Định hƣớng trong những năm tới, ngành cao su Việt Nam cần đa dạng hóa thị trƣờng, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc. Vấn đề về thị trƣờng xuất khẩu dƣờng nhƣ có liên quan mật thiết đến chất lƣợng và chủng loại xuất khẩu bởi nhƣ đã phân tích, Việt Nam mạnh về sản xuất hàng SVR 3L, L… trong khi thị trƣờng lốp xe cần nguyên liệu chính từ RSS, SVR 10, SVR 20 với tạp chất ít, chất lƣợng cao. Do đó thay đổi cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu phải đi đôi với thay đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm khách hàng mới, quảng bá hình ảnh, chất lƣợng cao su thiên nhiên Việt Nam đến nhiều đối tác khác nhau thông qua các kênh thông tin về thị trƣờng, môi giới trung gian, tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ cấp chính phủ.

3.2.3 Về cơng tác quy hoạch phát triển cây cao su

Trong thời gian vừa qua, do công tác quy hoạch chƣa đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng nên đã bố trí một số diện tích cây cao su không phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây cao su, giảm sản lƣợng mủ khai thác, gây hậu quả không tốt đến sản xuất cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng. Ngoài ra, vƣờn cây cao su chƣa đƣợc thâm canh đúng quy trình ngay từ đầu đã dẫn tới việc kéo dài thời gian dự kiến cơ bản, số cây đủ tiêu chuẩn cho mủ đạt tỷ lệ thấp. Chính điều đó đã địi hỏi Nhà nƣớc phải có các văn bản chỉ đạo cơng tác quy hoạch phát triển cây cao su một cách rõ ràng, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)