Thực trạng về chất lƣợng và chủng loại CSTN xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 46 - 47)

2.2 Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thờ

2.2.2 Thực trạng về chất lƣợng và chủng loại CSTN xuất khẩu

Bảng 2.3 Chủng loại cao su tự nhiên xuất khẩu năm 2013

Chủng loại Grade

Xuất khẩu năm 2013 – NR Export in 2013 by grade

So với 2012 – 2013/2012

Tấn Lƣợng (%) Ngàn USD USD/tấn Lƣợng (%) Trị giá (%) SVR 3L 472.298 43,9 1.170.774 2.479 17,60 -88,10 SVR 10 243.692 22,6 573.231 2.352 24,20 -88,10 SVR CV60 59.557 5,5 202.084 3.393 23,10 -91,10 Latex (60% DRC) 53.766 5 110.718 2.059 9,10 9,30 RSS 3 52.928 4,9 131.579 2.486 4,20 -91,20 Cao su hỗn hợp 51.116 4,7 130.518 2.553 -53,50 -95,80 CSR L 19.392 1,8 45.495 2.346 60,90 -89,60 SVR CV50 16.945 1,6 44.607 2.633 18,70 -93,50 SVR 20 14.657 1,4 35.088 2.394 -24,50 -93,00 CSR 5 7.135 0,7 16.228 2.274 19,40 -94,40 SVR 5 5.780 0,5 13.406 2.319 -47,30 -97,00 Khác - Others 79.013 7,3 18.326 232 - - Tổng cộng - Total 1.076.279 100 2.492.054 2.315 5,20 -12,90

Nguồn: Thông tin chuyên đề cao su - Hiệp hội cao su Việt Nam, số tháng 1-2014 [1]

Chủng loại cao su thiên nhiên sản xuất nhiều nhất trong năm 2013 là cao su khối định chuẩn kỹ thuật SVR3L đạt 472.298 tấn, tăng 17,6%, chiếm tỷ lệ 43,9% và cao hơn mức 39,2% năm 2012. Kế tiếp là SVR 10, đạt 243.692 tấn, tăng mạnh 24,2%, tỷ lệ 24,2%, cao hơn mức 19,1% năm trƣớc. Những chủng loại tăng trƣởng tốt và có giá trị cao là SVR CV60, latex, RSS 3, SVR CV50. Cao su hỗn hợp giảm mạnh trong năm 2013, thực chất đây là cao su thiên nhiên, không ảnh hƣởng nhiều khi giảm chủng loại này để tăng xuất khẩu các loại khác. SVR 20 đƣợc thế giới tiêu thụ

nhiều nhất để sản xuất lốp xe thì Việt Nam lại giảm sản xuất và xuất khẩu trong năm 2013, chỉ chiếm 1,4%, đạt 14.657 tấn.

Số liệu trên về chủng loại xuất khẩu năm 2013 cho thấy Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đúng xu hƣớng của thế giới. Chủng loại các doanh nghiệp Việt Nam ƣa sản xuất chính là mủ cốm màu sáng SVR3L, tuy nhiên thị trƣờng lại thƣờng có nhu cầu lớn về SVR20, SVR10, loại dùng nguyên liệu mủ tạp, không yêu cầu cao về màu sắc và công nghệ xử lý nhƣng địi hỏi về độ con giãn, tính chảy, độ dẻo và đặc biệt là tạp chất. Với chủng loại SVR10, 20, ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn VRG hoặc doanh nghiệp quốc doanh có chất lƣợng khá tốt, hàng xuất khẩu tƣ nhân từ Việt Nam thƣờng chỉ xuất qua Malaysia – nơi phát triển mạnh về kỹ thuật trộn, chế biến cao su hỗn hợp cao cấp từ cao su thô cấp thấp bởi chất lƣợng thấp, tạp chất cao và giá mua rẻ. Trong khi đó những khách hàng trực tiếp sản xuất lốp xe nhƣ Michellin, Bridgestone, Yokohama, Goodyear có nhà máy ở khắp nơi trên thế giới lại thƣờng nhập nguyên liệu từ Thái Lan, Malaysia bởi đảm bảo về chất lƣợng và số lƣợng, thời gian giao hàng. Điều đó cho thấy một sự thiếu sót lớn về cơ cấu sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên việt nam giai đoạn 2014 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)