KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 31)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG SẢN PHẨM

TIÊU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

1.3.1 Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các quốc gia SX - XK Hồ tiêu

Kinh nghiệm phát triển ngành Hồ tiêu ở một số nước hàng đầu như Ấn Độ, Malaysia cho thấy để ngành Hồ tiêu phát triển bền vững cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề và cần có sự nỗ lực từ cả doanh nghiệp và Chính phủ.

Ấn Độ:

Để ngành Hồ tiêu trở thành ngành SX - XK chủ lực, Ấn Độ đã chú trọng tăng tỷ lệ các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu XK như tiêu xay, dầu chiết xuất và oleoresins. Ngồi ra, để có thể duy trì thị phần trên thị trường Hồ tiêu Thế giới với chiến lược khơng tăng diện tích hồ tiêu mà tăng dần sản lượng, các doanh nghiệp ngành tiêu luôn quan tâm áp dụng rộng rãi các phương pháp SX tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tận dụng sự tương đồng về thời điểm thu hoạch hồ tiêu, các doanh nghiệp Ấn Độ tập trung mua hồ tiêu của Việt Nam với khối lượng lớn để tái xuất do giá XK tiêu của Việt Nam thường thấp hơn. Ấn Độ luôn thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn cao của các thị trường khó tính, đầu tư thiết bị kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến vào

các cơng đoạn trong q trình chế biến, đồng thời thực hiện thu mua sản phẩm theo hợp đồng trực tiếp với người SX, không qua khâu trung gian. Thực hiện liên kết và ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm giữa nhà XK với nhà SX một cách chặt chẽ.

Chính phủ Ấn độ đã thực hiện chính sách tự do hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi và môi trường thơng thống cho các doanh nghiệp SX, xuất nhập khẩu; Thiết lập và cho phép các giao dịch quốc tế với mặt hàng hồ tiêu được tiến hành ở các Sở Giao dịch hàng hóa; Thực hiện cắt giảm đồng bộ các chi phí đầu vào cho SX nơng sản, giảm giá trị đồng bản tệ để kích thích XK, khuyến cáo nơng dân lưu giữ Hồ tiêu khi giá quốc tế xuống thấp và đưa ra XK khi giá tăng cao; Hỗ trợ gián tiếp thơng qua hệ thống tín dụng, tài chính, tỷ giá… để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc hình thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực và hợp tác liên doanh, đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo hồ tiêu đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của từng thị trường; Thành lập các cơ quan hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gia vị và hồ tiêu.

Malaysia:

Để thúc đẩy ngành SX hồ tiêu, Chính phủ Malaysia đã thực hiện chương trình “Nâng cao năng suất và thu nhập cho các hộ SX hồ tiêu gồm”: Nghiên cứu và phát triển Hồ tiêu nhằm tìm ra giống mới có năng suất cao; Giới thiệu các thực tiễn canh tác có hiệu quả vào SX; Nâng cao giá trị XK trong khi vẫn duy trì diện tích canh tác ổn định; Duy trì diện tích trồng; Cải tiến kỹ thuật canh tác và tập trung vào sản xuất loại hồ tiêu có chất lượng và giá trị gia tăng cao… Chương trình đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo cơ sở hạ tầng tốt cho hoạt động mua bán, vận chuyển, giao nhận, thanh toán và xúc tiến XK đối với các mặt hàng hồ tiêu trên thị trường nước ngồi. Ngồi ra, Chính phủ cịn hỗ trợ tài chính cho các hộ nông dân sản xuất hồ tiêu, chú trọng xây dựng các hệ thống làm sạch hồ tiêu mới, giúp tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu cao của thị trường XK.

Malaysia đã xây dựng thương hiệu hồ tiêu Sarawak và Hồ tiêu Malaysia xuất khẩu ra các thị trường thế giới mang thương hiệu “Hồ tiêu Sarawak”.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển SX bền vững hỗ trợ cho XK hồ tiêu Việt Nam

Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về SX và XK hồ tiêu, tuy nhiên để duy trì và nâng cao vị thế này với thương hiệu sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng, việc

học hỏi kinh nghiệm từ những nước có ngành hồ tiêu phát triển như Ấn Độ và Malaysia sẽ giúp Việt Nam trong việc định hướng và phát triển SX bền vững từ đó hỗ trợ XK cho ngành hồ tiêu.

Theo kinh nghiệm của Ấn Độ và Malaysia, muốn có được sản phẩm hồ tiêu sạch để XK vào các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, họ đã phải làm tốt từ các khâu quy hoạch, chọn giống, chăm sóc theo quy trình SX sạch, bảo quản… Do vậy, để SX hồ tiêu được bền vững đồng thời hỗ trợ phát triển XK ngành hồ tiêu Việt Nam thì cần phải:

Thứ nhất: Nhà nước và chính quyền địa phương cần cho phép, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khâu chế biến, xây dựng kho bãi qua đó giúp cho q trình SX – XK hồ tiêu được thuận lợi, đạt kết quả tốt. Thứ hai: Thực hiện tốt các khâu trong quá trình SX– XK hồ tiêu. Giải quyết đồng bộ các vấn đề từ đầu vào đến đầu ra nhằm: đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao tạo điều kiện cho đầu ra được phát triển, đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường; góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả và tính ổn định cho XK Hồ tiêu.

Thứ ba: Cần thiết lập cơ chế, chính sách, thực hiện việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ giúp cho quá trình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu được ổn định và bền vững.

Thứ tư: Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho việc tạm trữ hồ tiêu để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu được với giá cao.

Thứ năm: Bên cạnh việc XK hồ tiêu nhà nước cần quan tâm đến việc quảng bá, XTTM đối với thị trường tiêu thụ hồ tiêu; phát triển hơn nữa việc xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam để nâng cao giá trị sản phẩm XK. Thứ sáu: Cần có sự thống nhất, đồng bộ, có kế hoạch thực hiện cũng như kiểm tra và giám sát chặt chẽ các nội dung như quy hoạch, đầu tư, SX, thu mua, chế biến, XK hồ tiêu của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo cho sự phát triển SX – XK Hồ tiêu bền vững.

Thứ bảy: Cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề về xã hội và môi trường trong phát triển SX và XK hồ tiêu. Tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến người SX, XK hồ tiêu về lợi ích khi tham gia SX và XK hồ tiêu có chứng chỉ

(chứng nhận của các tổ chức quốc tế và trong nước như: 4C, hồ tiêu hữu cơ, VietGap...)

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Sản xuất - xuất khẩu hồ tiêu giữ vai trò quan trọng trong ngành SX - XK nông nghiệp, cũng như đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp SX - XK, nơng hộ trồng hồ tiêu nói riêng. Thời gian qua, việc SX hồ tiêu đạt được những kết quả cao nhưng việc phát triển còn mang những yếu tố khơng bền vững. Nhằm mục đích đánh giá thực trạng từ đó đề ra các giải pháp khả thi, chương này giúp hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc SX và XK Hồ tiêu.

Về lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống và làm sáng tỏ lý luận về phát

triển SX hồ tiêu bền vững. Khái niệm được đưa ra là: “SX hồ tiêu bền vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng SX hồ tiêu cao và ổn định liên tục trong một thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng tăng trưởng SX hồ tiêu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng, ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ mơi trường. Sự phát triển đó địi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai của việc SX hồ tiêu”. Bên cạnh đó, luận văn còn làm sáng tỏ những vấn đề về vai trò, đặc điểm của SX hồ tiêu bền vững. Nội dung phát triển SX hồ tiêu bền vững bao gồm: Duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định, đảm bảo chất lượng SX Hồ tiêu được nâng cao; SX hồ tiêu đảm bảo được sự hài hòa giữa 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SX hồ tiêu bền vững: các yếu tố trong nước (điều kiện tự nhiên; chính sách quản lý của Nhà nước; cơ sở hạ tầng và khoa học cơng nghệ; trình độ nhận thức và chuyên môn của hộ nông dân, nhà cung ứng, nhà XK Hồ tiêu) và các yếu tố quốc tế (Tự do hóa thương mại; thị trường tiêu thụ sản phẩm). Đồng thời, luận văn còn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa phát triển sản xuất bền vững với việc hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.

Về thực tiễn: Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Hồ tiêu bền vững của

Ấn Độ và Malaysia, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển SX bền vững hỗ trợ cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam là: khuyến khích đầu tư trong nước

và nước ngồi; thực hiện tốt các khâu trong quá trình từ đầu vào và đầu ra (các khâu của quá trình sản xuất và xuất khẩu); gắn kết giữa SX, chế biến và tiêu thụ; chính sách hỗ trợ cho tạm trữ; tăng cường việc quảng bá, XTTM; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quy hoạch, đầu tư, SX, thu mua, chế biến, XK hồ tiêu; chú ý đến các vấn đề về xã hội và môi trường trong phát triển SX và XK hồ tiêu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 VAI TRÒ, TRỊ TRÍ CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

2.1.1 Tình hình phát triển ngành hồ tiêu trên Thế giới

2.1.1.1 Các sản phẩm hồ tiêu trên thị trường Thế giới

Hồ tiêu là 1 trong những loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Sản phẩm hồ tiêu thông dụng trên thị trường Thế giới là tiêu đen, tiêu trắng và tiêu xanh, tiêu bột (Chi tiết về các loại sản phẩm hồ tiêu vui lòng xem phụ lục 1).

Ngày nay nhiều loại sản phẩm có giá trị đã được phát triển thêm từ hồ tiêu mà không cần dùng nguyên liệu hồ tiêu tốt để chế biến ra. Ví dụ như tiêu lép, là loại tiêu có phẩm cấp rất kém được dùng để sản xuất ra dầu tiêu. Ấn Độ là một nước có vị trí quan trọng trong việc SX và XK các sản phẩm hồ tiêu có giá trị tăng thêm.

2.1.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên Thế giới

Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất từ đầu thế kỷ XX. Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên Thế giới không ngừng gia tăng. Các nước SX và XK hồ tiêu chủ yếu trên Thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam). Tổng sản lượng (SL) SX của 7 quốc gia trên chiếm trên 90% tổng SL của Thế giới.

Có 3 kênh nhập khẩu chính: kênh các nước SX nhập khẩu để tái chế biến sau đó XK tiếp; kênh các nước chuyên KD hồ tiêu gồm Singapore, Hà Lan, Hồng Kông, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập; và kênh các nước tiêu dùng tại các thị trường EU, Mỹ, Trung Ðông, Châu Phi và Châu Á. Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại tham gia vào IPC nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác để phát triển SX hồ tiêu thế giới.

 Diện tích, SX, tiêu thụ hồ tiêu trên TG có một số đặc điểm nổi bật sau: Về diện tích: Theo thống kê của IPC diện tích trồng hồ tiêu Thế giới từ 2006 - 2010 giảm dần từ 526.000 ha xuống 442.000 ha/năm. Từ năm 2011 - 2013 tăng dần từ 451.000 ha lên 473.000 ha; Tuy nhiên chưa đạt mức cao nhất vào năm 2006 là 526.000 ha. Trong đó, tính hết năm 2013 thì Ấn Độ có đến 180.000 ha hồ tiêu. Indonesia là nước có truyền thống trồng và XK hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất

lớn gần 113.000 ha. Trong khi đó, các nước cịn lại có diện tích tích trồng hồ tiêu khơng quá 50.000 ha.

Sản lượng SX: Theo thống kê của Nedspice SL tiêu từ 2006 - 2010 bình quân 337.000 tấn/năm. Đến năm 2011, 2012, 2013 SL tiêu theo đó là: 328.141 tấn, 392.655 tấn, 401.600 tấn. (Năm 2013 đạt 401.600 tấn cao nhất trong 14 năm qua)

Theo số liện thống kê của IPC và Nedspice, tình hình SX hạt tiêu năm 2013 tăng gần 3% so với năm trước là 401.600 tấn. Việc SX tiêu đen đạt 322.100 tấn trong khi SL hạt tiêu trắng ước tính đạt 79.500 tấn chiếm 24.68% và dự kiến tương lai SL tiêu trắng sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, con số tiêu thụ dao động xung quanh 350.000 tấn và còn lại tồn trữ trong kho là 100.076 tấn.

Hình 2.1: Bản đồ sản lượng SX và nhu cầu Hồ tiêu thế giới (Nguồn NEDSPICE) Từ hình 2.1 ta có thể thấy rõ ràng xu hướng SX và tiêu thụ tiêu tồn cầu từ năm Từ hình 2.1 ta có thể thấy rõ ràng xu hướng SX và tiêu thụ tiêu toàn cầu từ năm 2000 đến nay, cụ thể như sau:

Sản xuất:

Từ năm 2000 - 2004 diện tích trồng hồ tiêu trên Thế giới gia tăng và SL cũng tăng nhanh chóng do giá tiêu trên thị trường Thế giới tăng khá cao từ năm 2000 làm cho nông dân đầu tư vào trồng mới diện tích và thâm canh lại những vườn tiêu già cỗi dẫn đến SL tăng đáng kể trong giai đoạn này. Cũng chính điều này dẫn đến dư cung, làm do giá tiêu giảm trong 4 năm tiếp theo. Nếu năm 2004 tổng SL trên toàn Thế giới đạt khoảng 362.160 tấn thì đến năm 2006, con số này chỉ còn khoảng 289.900 tấn, giảm 20% tương đương 72.260 tấn do các nước giảm diện tích canh tác, khơng đầu tư vào chăm sóc vườn trồng, cây trồng trở nên cằn cỗi và dịch bệnh bùng phát.

Lo ngại về sự phát triển của sâu, bệnh và sự suy thối nhanh chóng của vườn trồng, năm 2006, IPC đã triển khai khá nhiều chương trình liên kết giữa các nước

thành viên về vấn đề chất lượng và kỹ thuật canh tác, trong đó đặc biệt chú trọng đến các biện pháp phịng trừ sâu bệnh. Đến năm 2009, tình trạng SX đã dần được cải thiện. Cụ thể, SL trên toàn Thế giới năm 2013 là 401.600 tấn. Việt Nam góp phần chủ yếu vào việc tăng trưởng này với SL tăng vọt chiếm hơn 35% trên tổng sản lượng.

Tóm lại: Sản xuất hồ tiêu toàn cầu đạt khoảng 273.811tấn vào năm 2000 và trải qua một thời gian đã có một sự gia tăng SL một cách đáng kể, đạt 401.600 tấn trong năm 2013 với sự đóng góp to lớn của các quốc gia có SL tiêu lớn như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, và Brazil. Có được điều này là nhờ vào sự cải tiến trong cách quản lý, giống cây trồng cùng với việc trồng lại tiêu trong những năm trở lại đây.

Nhu cầu tiêu thụ Hồ tiêu:

Từ hình 2.1 ta có thể thấy nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên Thế giới tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

Tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 3% ở những khu vực chính là Châu Á (chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc) và Trung Đông. Tăng trưởng từ Châu Mỹ và Châu Âu (bao gồm Nga) tăng nhẹ và tương đối ổn định. Tiêu thụ hồ tiêu tồn cầu mỗi tháng xấp xỉ 30 nghìn tấn. Tại Châu Á, gồm cả các quốc gia sản xuất, mức tiêu thụ khoảng 12 nghìn tấn mỗi tháng. Điều đó cho thấy mức tiêu thụ hồ tiêu phản ứng khá chậm so với sự biến động về giá.

Từ năm 2006 nhu cầu hồ tiêu bắt đầu vượt qua khả năng cung ứng hàng năm, điều đó có nghĩa sự tăng trưởng nhu cầu của Thế giới ảnh hưởng đến sự sụt giảm về dự trữ hồ tiêu toàn cầu. Dự trữ hồ tiêu toàn cầu đạt giá trị thấp nhất trong năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)