Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, giá cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 59 - 64)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT

2.3.5.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, giá cả

Lượng hồ tiêu dùng trong nước không đáng kể mà chủ yếu là để XK. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước XK lớn nhất Thế Giới với tổng lượng XK đạt 56.506 tấn chiếm 28% tổng sản lượng XK của cả Thế Giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về SX và XK bình qn ước đạt 95.000 tấn mỗi năm. Có thể nói, hồ tiêu là mặt hàng nơng sản có giá trị hấp dẫn nhất trong thời điểm hiện nay. Trong số 2 triệu ha cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, trà, hồ tiêu,...) diện tích hồ tiêu khoảng gần 56 ngàn ha, chiếm gần 2,8% diện tích gieo trồng nhưng hồ tiêu lại chiếm trên 8% giá trị XK. Hiện nay giá trị XK của hồ tiêu khoảng 6.800 USD/ha/năm, cao gấp 4 lần cao su, gấp 8 lần hạt điều, gấp 2,6 lần cà phê và gấp 6 lần chè. Mỗi ha trồng tiêu có thể lãi 200 - 250 triệu đồng/năm.

Hình 2.6: Sản lượng XK và kim ngạch XK hồ tiêu Việt Nam năm 2000-2013

Nguồn: - Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - VPA

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nhìn vào hình 2.6 có thể chia XK của nước ta thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ 2000 - 2004, SL XK tăng liên tục từ 36.456 tấn năm 2000 lên đến 98.494 tấn năm 2004 (tăng hơn 2,7 lần, bình quân mỗi năm tăng 15.507 tấn). Đặc biệt, năm 2001 Việt Nam đã trở thành nước XK lớn nhất Thế giới với tổng lượng XK đạt 56.506 tấn chiếm 28% tổng XK của Thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản lượng SX và XK hồ tiêu. Nhưng kim ngạch XK lại không tăng tương ứng mà còn giảm xuống. Cụ thể, kim ngạch XK năm 2000 là 145,9 triệu USD giảm xuống còn 133,7 triệu USD năm 2004 do giá tiêu giảm từ năm 2000 đến 2004 (giảm mạnh vào năm 2002), chi phí đầu tư tăng. Giá trị XK hồ tiêu từ năm 2000 đến 2004 chỉ đạt trung bình khoảng 11,812 triệu USD/năm, mức giá bình quân 1.346 USD/tấn. Điều này chứng minh được rằng sản lượng XK tăng

trong giai đoạn này chủ yếu là do tăng diện tích trồng hồ tiêu chứ khơng phải do năng suất tăng, hơn nữa do việc mở rộng diện tích đất trồng một cách ồ ạt, khơng kiểm sốt được sâu bệnh đã dẫn đến tình trạng giảm chất lượng sản phẩm làm cho giá trị thu được không tăng lên mà lại giảm xuống.

Giai đoạn từ 2005 - 2007: là giai đoạn Việt Nam chính thức là thành viên của IPC do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Việt Nam chính thức là hội viên của IPC vào tháng 3/2005 với lượng XK chiếm 50% trên Thế giới, Việt Nam đã dần trở thành hội viên quan trọng và có vai trị quyết định đến sự sống còn của IPC. Số lượng XK năm 2005 tuy giảm so với năm 2004 khoảng hơn 0,02% (2.315 tấn) do ảnh hưởng của sâu bệnh, cây chết do già cỗi nhưng giá trị XK tăng 12,2% (16,3 triệu USD). Đến năm 2006, tổng lượng XK của Việt Nam tăng đột biến và cao nhất so với các năm trước đó đạt 118.618 tấn. So với năm 2005, tổng lượng XK năm 2006 tăng trên 23,3% tương đương với 22.439 tấn, trong đó tiêu đen tăng 16,2% (14.005 tấn), tiêu trắng tăng gần 85% (8.444 tấn). Đến năm 2007, do thời tiết thất thường, mùa khô nắng hạn kéo dài làm nhiều vùng tiêu thiếu nước tưới, mùa mưa bão lớn, gây ngập úng, làm tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm trên diện rộng. Cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Đơng Nam Bộ, làm nhiều cây chối, (cây vơng vốn đã chết khô) đổ ngã, cả trụ tiêu sập theo. Khó khăn về thời tiết, sâu bệnh đã làm chết trắng một số diện tích (ước khoảng 1.000 ha), làm giảm năng suất, SL ở hầu hết các tỉnh trồng tiêu. Dẫn đến tổng SL XK của hồ tiêu giảm mạnh trong năm 2007. Năm 2007, Việt Nam đã XK được 82.904 tấn tiêu các loại. Tổng kim ngạch đạt 271 triệu USD. Giảm 29%, tương ứng giảm 33.766 tấn về số lượng; Nhưng lại tăng tới 42,6%, tương ứng tăng 81 triệu USD về giá trị, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Và cũng trong năm này Việt Nam được bầu là Chủ tịch IPC (do ông Diệp Kỉnh Tần - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp là Chủ tịch) cho thấy uy tín của Việt Nam đã thưc sự lớn mạnh. Quan hệ giữa VPA và IPC cũng như với các Hiệp hội hồ tiêu, gia vị các nước SX ngày càng tốt đẹp và chặt chẽ như Indonesia, Malaysia, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhờ đó chúng ta có những thơng tin ngành hàng về thị trường giá cả hết sức chính xác, cũng như những thông tin về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng tiêu theo phương pháp hữu cơ bền vững (GAP ), về tiêu chuẩn chất lượng .v.v..

Giai đoạn từ 2008 - 2013: XK trong các năm này với SL lớn trung bình đạt 119.663 tấn /năm. Từ hình 2.6 ta có thể thấy trong 6 năm này việc XK hồ tiêu tăng

cao nhưng không ổn định và có xu hướng năm trước SL XK cao thì năm sau SL XK giảm và ngược lại. Nhưng kim ngạch XK trong 6 năm này liên tục tăng (bình quân tăng 23.3%/năm tương đương tăng gần 105 triệu USD/ năm) góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ nơng dân trồng tiêu, các DN SX – XK và cho Quốc gia. Tốc độ tăng kim ngạch XK của năm 2011 cao nhất từ trước đến nay (tăng 64,6% so với năm 2010 tương đương tăng 272 triệu USD). Năm 2013 là năm Việt nam có SL XK và kim ngạch XK Hồ tiêu cao nhất từ trước đến nay: SL đạt 137.000 tấn (tăng 17,8% so với năm 2012, hơn 50% so với năm 2008 và tăng gấp 3,75 lần so với năm 2000), kim ngạch đạt 898,3 triệu USD (tăng 13,2% so với năm 2012, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2008 và tăng 6,16 lần so với năm 2000.

B/ Giá cả

Hồ tiêu Việt Nam có những bước đi căn cơ và sớm hơn những ngành hàng nông sản khác khi người nông dân trồng hồ tiêu đã vượt qua ngưỡng tâm lý: giá cao thì giữ hàng nhưng giá giảm lại bán ra ồ ạt nên thường bị nhà nhập khẩu ép giá. Khoảng 6 năm nay, hồ tiêu Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường thế giới nên giá hầu như đi lên.

Hình 2.7: Giá Hạt tiêu đen và tiêu trắng bình quân của TG và VN giai đoạn 2006– 2013

Từ hình 2.7 ta có thể thấy được giá hồ tiêu của Việt Nam nhìn chung tăng. Năm 2006 giá tiêu đen và tiêu trắng XK trung bình lần lượt đạt 1787 USD/tấn và 2651 USD/tấn. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên 6389 USD/tấn (tăng hơn 3,57 lần) và 8422 USD/tấn (tăng hơn 3,18 lần). Giá tiêu năm 2007 và 2008 tăng cao và luôn ổn định. Nhưng đến năm 2009, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực XK của cả nước làm cho giá XK trung bình hồ tiêu giảm mạnh: giá tiêu đen chỉ còn 2441 USD/tấn (giảm hơn 24% tương đương

788 USD/ tấn so với năm 2008), giá tiêu trắng chỉ là 3687 USD/tấn (giảm hơn 27% tương đương giảm 1365 USD/ tấn so với năm 2008). Năm 2010, giá Hồ tiêu đã tăng trở lại do sản lượng trên Thế giới giảm mạnh. Giá tiêu tăng mạnh nhất vào năm 2011, so với năm 2010 giá tiêu đen đạt 5637 USD/ tấn tăng hơn 61% tương đương tăng 2136 USD/tấn còn giá tiêu trắng đạt 8114 USD/ tấn tăng 63% tương đương tăng 3139 USD/ tấn. Nguyên nhân làm cho giá tăng mạnh trong giai đoạn này do sản lượng hạt tiêu toàn cầu tăng, nhu cầu tăng và dự trữ sẵn có thấp tại các nước SX cũng như tiêu dùng. Tiếp theo, năm 2012 là năm hạt tiêu Việt Nam có giá trị cao nhất từ trước đến nay: giá tiêu đen đạt 6375 USD/tấn tăng 13%, giá tiêu trắng đạt 9163 USD/tấn tăng 12,9% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 giá hồ tiêu có xu hướng giảm nhẹ, giá tiêu đen chỉ còn khoảng 6389 USD/tấn giảm 0,2%, giá tiêu trắng chỉ cịn 8422 USD/tấn giảm 0,8%.

Trong tình hình giá hồ tiêu duy trì ở mức cao như những năm gần đây, khả năng cạnh tranh của tiêu Việt nam là rất lớn. Điều này thể hiện rõ khi xem xét chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) đã giảm từ mức 0,7 năm 2004 xuống còn 0,4 năm 2010, hệ số nhỏ hơn 1 chứng tỏ sự tăng lên về khả năng cạnh tranh của tiêu Việt Nam. Hệ số lợi thế so sánh trông thấy (RCA) của mặt hàng tiêu Việt Nam lớn hơn nhiều so với các nước cùng XK tiêu trên Thế giới. Dựa vào số liệu của IPC và Tổ chức nông lương thế giới (FAO), tính ra RCA của mặt hàng tiêu Việt Nam năm 2010 là 84,6, gấp hơn 11 lần của tiêu Brazil, Ấn độ, Malaysia, gấp 3,9 lần tiêu Indonesia.

Trong 10 năm, Việt Nam giữ vị trí số 1 Thế giới về XK hồ tiêu và 6 năm liên tiếp chi phối thị trường tiêu Thế giới. Song giá trị thấp hơn nhiều so với các nước SX tiêu lớn khác (khoảng 200 - 300USD/tấn). Nhìn vào hình 2.7 ta thấy trong giai đoạn 2006 – 2013 giá tiêu đen và tiêu trắng thấp hơn giá tiêu thế giới lần lượt là 199,73 USD/tấn và 207,42 USD/tấn. Cụ thể, năm 2012 giá tiêu đen của Việt Nam thấp hơn giá chung thế giới là 197 USD/tấn, năm 2013 khoảng cách này đã tăng lên 372 USD/tấn. Tiêu trắng của Việt Nam năm 2012 có giá trung bình là 9257 USD/tấn, thấp hơn giá chung thế giới 94 USD/tấn thì năm 2013 chỉ bán được trung bình khoảng 9234 USD/tấn, thấp hơn khoảng 820 USD/tấn. Nguyên nhân do:

- Việt Nam chủ yếu XK dưới dạng thô, hoặc chỉ qua sơ chế, hoặc qua trung gian: Tỉ lệ Hồ tiêu XK không qua chế biến ở nhà máy được ước tính khoảng 55-60%,

đây là một trong những lý do làm cho Hồ tiêu Việt Nam bị ép giá trên thị trường Thế giới.

- Sản phẩm có chất lượng thấp (giá tiêu đen XK chỉ qua xử lý bằng hơi nước thấp hơn tiêu đạt tiêu chuẩn ASTA khoảng 300 USD/tấn), chất lượng tiêu chưa đồng đều, nhiều tạp chất, tỷ lệ hạt lép, hạt chưa chín cao, độ ẩm khơng đảm bảo v.v... - Sản phẩm tiêu của Việt Nam thường khơng có thương hiệu khi sản phẩm xuất

sang nước ngoài được các DN nước này chế biến lại và mang thương hiệu của nước đó.

- Xu thế tiêu dùng trên Thế giới hiện nay là tiêu trắng, sản phẩm hạt tiêu nước ta khoảng 90% là tiêu đen, trong khi đó Inđonêxia khoảng 80% là hạt tiêu trắng. - Thực trạng phát triển diện tích trồng tiêu phá vỡ quy hoạch như hiện nay rất

nguy hiểm cho ngành Hồ tiêu Việt Nam. Diện tích tăng nhanh, SL tăng đột biến sẽ dẫn đến giá hạt tiêu giảm sút, khơng có lợi cho sự PTBV của ngành.

Nhu cầu về Hồ tiêu hiện đang ở mức cao. Như vậy, khả năng trong thời gian tới giá XK Hồ tiêu của Việt Nam vẫn có xu hướng tiếp tục tăng cao. Do vậy, các DNXK Hồ tiêu Việt Nam cần chú ý hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm để nâng cao giá tiêu của Việt Nam ngang tầm giá tiêu Thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)