Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy có 5 loại bệnh hại hồ tiêu do nấm; 1 bệnh do tuyến trùng; 6 triệu chứng bệnh do virus, trong đó phổ biến nhất là đốm hoa lá; 2 lồi cơn trùng gây hại chính là rệp sáp và bọ xít lưới.
Thành phần sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu khá phong phú và có xu hướng gia tăng. Mức độ gây hại liên quan khá chặt với chế độ bón phân ở các vùng trồng tiêu. Kết quả ở bảng 2.4 và 2.5 cho thấy ở Đơng Nam Bộ mức đầu tư phân hóa học khơng cao bằng Tây Nguyên nhưng xuất hiện sâu bệnh hại lại nhiều hơn, tại Quảng Trị bệnh vàng lá chết chậm cũng nhiều hơn Tây Nguyên. Xem xét cân đối giữa mức đầu tư phân hóa học và phân hữu cơ sẽ thấy nơi nào chú trọng bón phân hữu cơ nhiều hơn thì tần suất xuất hiện sâu bệnh ít hơn. Rõ ràng phân hữu cơ có vai trị rất quan trọng đối với việc giảm thiểu sâu bệnh, chưa kể đến bón phân hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân vô cơ.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về vai trò của phân hữu cơ đối với cây tiêu tại Ấn Độ. Đáng tiếc là phần lớn nơng dân chưa quan tâm đúng mức đến bón phân hữu cơ, tỷ lệ hộ trồng tiêu bón từ 10 tấn phân hữu cơ trở lên rất thấp, lại không chủ động phòng các loại sâu bệnh gây hại, hầu hết sau khi thấy sâu bệnh xuất hiện và gây hại nặng mới tập trung diệt trừ bằng thuốc hoá học vừa kém hiệu quả vừa dễ ảnh hưởng tới chất lượng hồ tiêu. Hơn nữa việc mở rộng diện tích trồng tiêu trên những vùng đất không phù hợp cùng với kiến thức và kinh nghiệm trồng tiêu còn yếu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh hại tiêu bùng phát, dẫn đến tình trạng cây tiêu chết hàng loạt. Đáng chú ý, số diện tích tiêu bị nhiễm bệnh và bị chết đa phần đều rơi vào số tiêu vừa mới cho thu hoạch một vài năm, người dân vẫn chưa thể thu hồi lại vốn đầu tư nên rất khó khăn. Cụ thể dịch bệnh trong năm 2013 ở các huyện:
Huyện Chư Sê: việc trồng mới thêm 1000 ha tiêu dẫn đến 74 ha tiêu bị bệnh
toàn huyện Chư Sê (thống kê sơ bộ của UBND huyện Chư Sê).
Huyện Chư Prông ở Gia Lai: Theo thống kê chưa đầy đủ từ Phòng NN&PTNT
huyện Chư Prông, từ đầu mùa mưa đến nay, tồn huyện có khoảng 50 ha tiêu (tương đương khoảng 80.000 trụ tiêu) bị chết.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật Nơng nghiệp miền Nam thì ở Việt Nam hiện có khoảng 80% diện tích trồng tiêu trong cả nước đang bị bệnh tuyến trùng.
E/ Qui trình tổ chức sản xuất:
Tổ chức SX của người SX cũng là nhân tố quyết định tới sự phát triển XK Hồ tiêu. Nhưng hình thức tổ chức ngành hàng cịn rất đơn giản. Hiện nay, tổ chức
SX Hồ tiêu chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và trang trại. Nhưng số lượng trang trại hiện nay rất ít so với tổng số hộ SX. Với hiệu quả KD như hiện nay, đa số hộ gia đình có quy mơ SX dưới 1 ha năng suất trung bình 4,3 tấn/ha trong đó có tới gần 50% có năng suất từ 6 tấn/ha tới 14 tấn/ha điều này kích thích họ mở rộng. Quy trình SX cịn giản đơn, thủ cơng và nhiều khi mang tính truyền thống, địa phương.
F/ Cơng tác khuyến nông; chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và ứng dụng khoa học công nghệ
Các chương trình khuyến nơng trong ngành hồ tiêu đã và đang phát triển. Điển hình trong năm 2011 viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã trực tiếp triển khai xây dựng mơ hình “trồng thâm canh cây hồ tiêu” tại 2 tỉnh với diện tích 10,3 ha trong đó tỉnh Đắk Lắk gồm có huyện Cư Kuin và thị xã Bn Hồ. Tỉnh Gia Lai gồm huyện Chư Sê, tổng số 40 hộ thực hiện mơ hình. Đào tạo cho 240 hộ tham gia mơ hình 400 hộ tham quan, tổng kết và nhân rộng mơ hình.
Tháng 10/2013, để giúp nơng dân nhận biết và có biện pháp phịng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu, Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế mở lớp tập huấn chuyển giao quy trình phịng dịch hại tổng hợp cây Hồ tiêu. Thành phần tham gia bao gồm cán bộ làm công tác quản lý nông-lâm nghiệp, cán bộ đồn thể làm cơng tác tuyên truyền và nông dân trồng tiêu.
Với ý tưởng xây dựng một mơ hình trồng tiêu bền vững, ổn định về năng suất, ít bệnh tật và tiết kiệm chi phí, Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông- Lâm nghiệp Tây Nguyên đã cùng các cộng sự tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Gia Lai”. Mơ hình ICM được triển khai ứng dụng tại địa bàn các huyện: Đak Đoa, Chư Sê và Chư Prơng. Kết quả, các mơ hình đã giúp tiết kiệm hơn 25% lượng nước tưới, gần 30% lượng phân bón và gần 18% chi phí đầu vào, giúp tăng thêm tổng lợi nhuận từ 12 triệu đồng/ha/năm đến hơn 22 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên công tác chuyển giao đa phần cịn mang tính lý thuyết chưa mang tính thực hành cao và chưa được phổ biến rộng rãi. Kênh phân phối giữa các trường Đại học, viện nghiên cứu với các bộ khuyến nông và nông dân vẫn chưa xác lập được cơ chế phối hợp nhanh chóng hiệu quả.