7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
2.3.5.5 Các hoạt động xúc tiến thương mại
A/ Công tác xúc tiến đẩy mạnh quan hệ xuất khẩu
Từ 2003 - 2011, VPA đã liên tục tổ chức thành cơng các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Ba Lan, Brazil. Trung Đông (Dubai, Ai Cập), Trung Quốc và Nam Phi. Hoạt động XTTM thơng qua các chương trình hội thảo tại các nước giữa DN Việt Nam với DN nước ngồi giúp nâng cao sự hiểu biết thơng lệ quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rơng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK trực tiếp, hạn chế XK qua trung gian, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại.
Các hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả như tham gia các Hội chợ triển lãm chuyên ngành gia vị, thực phẩm trong và ngoài nước được thực hiện trong thời gian qua đã giúp quảng bá ngành hàng với đông đảo khách hàng tại các thị trường tiềm năng; giữ vững và củng cố các mối quan hệ giao thương với khách hàng truyền thống; mở rộng thị trường, tìm kiếm và xây dựng quan hệ với các khách hàng mới; tăng cường XK trực tiếp, giảm thiểu các kênh trung gian giúp các DN tối đa hố lợi
nhuận; đồng thời giúp các DN tìm hiểu kỹ hơn yêu cầu về chất lượng, chủng loại hàng hoá và các quy định VSATTP, về tập quán thương mại, các quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu và các quy định liên quan nhằm đáp ứng thỏa mãn về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
B/ Công tác quan hệ quốc tế
Được sự ủng hộ của Bộ NN & PTNN, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Văn phịng Chính phủ cho phép Việt Nam tham gia IPC. Ngày 21/3/2005, UNICEF - Cơ quan bảo trợ IPC đã phê duyệt cho Việt Nam gia nhập IPC. VPA được Bộ NN & PTNN ủy quyền trực tiếp tham gia chương trình hành động của IPC, là cầu nối giữa IPC với ngành Hồ tiêu Việt Nam.
Đặc biệt, tháng 11/2008 VPA đã tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 36 của IPC tại Tp. HCM. Đây là hội nghị được đánh giá lớn nhất, thành công nhất trong lịch sử 36 năm hoạt động của IPC, với số lượng đại biểu đông nhất, lên đến 400 đại biểu (gần 200 đại biểu quốc tế), từ nhiều nước tham gia. Hội nghị đã để lại tiếng vang và dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng và bạn bè Quốc tế. Năm 2007-2008, cũng là năm ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN & PTNN trở thành người Việt Nam đầu tiên giữ vai trị chủ tịch ln phiên của IPC. Đó là niềm tự hào to lớn cho ngành Hồ tiêu Việt Nam sau rất nhiều năm nỗ lực trong hoạt động quốc tế.
C/ Công tác truyền thông
VPA là cầu nối giữa Nhà nước với DN, giữa nhà nông với nhà chế biến, XK thông qua công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước đến DN và người nông dân. Hàng năm xây dựng các ấn phẩm, kỷ yếu để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và XTTM.
Đặc biệt, năm 2006, VPA đã xây dựng thành công trang thông tin điện tử (website) và đã được nghiên cứu xây dựng mới lại website vào đầu năm 2011. Trang thông tin điện tử đã cập nhật tình hình SX, XNK, giá cả, thị trường hồ tiêu Việt Nam và quốc tế, dự đốn dự báo tình hình giá cả thị trường phục vụ ngành hàng.
D/ Xây dựng thương hiệu
Bên cạnh sự phát triển của các DN, Việt Nam đã xây dựng thành công thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), từ đó đã chuyển hướng từ XK hàng thơ giá
rẻ sang sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn. Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê với chất lượng sản phẩm cao, đến nay đã có tiếng trong nước và đã được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chú ý. Xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê thành công đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng hồ tiêu quốc tế, đã tạo dựng uy tín, hình ảnh và nâng cao giá trị hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện nay, VPA đang tiếp tục xúc tiến xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc, Lộc Ninh (Bình Phước).