Các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của các Quốc gia nhập khẩu hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 41)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1 VAI TRỊ, TRỊ TRÍ CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM TRÊN THỊ

2.1.2 Các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của các Quốc gia nhập khẩu hồ

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồ tiêu như độ ẩm, tạp chất và an toàn vệ sinh. Độ ẩm: Qui định về độ ẩm theo tiêu chuẩn quốc tế là 12%. Nếu vượt quá 12% dẫn đến hiện tượng hạt tiêu bị nấm mốc, sai lệch về chỉ tiêu dung trọng.

Tạp chất: Là tất cả các chất ngoại lai không phải là hạt tiêu như dây nylon, đá sỏi, rác... Nếu khâu chế biến khơng có máy sàn và hệ thống máy thổi sạch sẽ dẫn đến tiêu bị tạp chất tăng, làm giảm chất lượng lơ hàng.

An tồn vệ sinh: Bao gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nấm mốc Aflatoxin, các loại vi sinh vật gây bệnh (Coliform, E.Coli, Samonella...), mức độ nhiễm xạ.

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn hạt tiêu XK

Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật miền Nam

Hiện nay cịn có các tiêu chuẩn về chất lượng XK hồ tiêu như: Tiêu chuẩn ASTA của Mỹ, châu Âu (ESA), Nhật Bản (JSSA), tiêu chuẩn của IPC, ....

2.1.3 Vai trị, vị trí của ngành hồ tiêu Việt Nam

Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp Thế giới không biết đến hồ tiêu Việt Nam. Được khai sinh từ thế kỷ XVII, hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ khơng những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả Thế giới.

Trước đây, Việt Nam và Ấn Độ có vai trị ngang nhau. Trong số các quốc gia trồng tiêu chính trên Thế giới thì Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Brazil dành hầu hết cho tiêu thụ nội địa là chính, Thế giới trơng chờ vào lượng tiêu XK của Ấn Độ và Việt Nam. Thế nhưng trong vài năm gần đây nơng dân Ấn Độ khơng cịn mặn mà với cây tiêu vì cho thu nhập thấp. Nhiều nơi chuyển sang loại cây trồng khác làm diện tích tiêu thu hẹp, SL cũng giảm dần vì thiếu chăm sóc. Ấn độ phải nhập thêm từ bên ngoài về tái chế nên vai trò XK hạt tiêu đã chuyển qua tay Việt Nam.

Hiện nay, SX - XK hồ tiêu của Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 về SL và số lượng SX và XK trên Thế giới, có vai trị quan trọng trong việc điều tiết lưu thông và dẫn dắt thị trường. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT và VPA, năm 2013, ngành hồ tiêu Việt Nam đạt kỷ lục cao nhất trong lịch sử: SX và XK hồ tiêu cả nước ước đạt lần lượt là 120.000 tấn và 137.000 tấn với kim ngạch đạt 898 triệu USD, SX tăng 14,9% về lượng (khoảng 17.425 tấn) và tăng 13,2% về kim ngạch (khoảng 105 triệu USD) so với năm 2012.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp XK hồ tiêu năm 2013 (Đơn vị: tấn, triệu USD, %, USD/tấn) (Đơn vị: tấn, triệu USD, %, USD/tấn)

Nguồn: Thống kê VPA năm 2013

Theo VPA, khoảng 95% SL hồ tiêu SX của Việt Nam dùng để XK sang 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ trong nước. Việt Nam có khoảng 15 DNXK hồ tiêu ở vị trí đầu Thế giới, chiếm trên 50% thị phần XK. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường XK tiêu số 1 của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao. Tiếp theo là thị trường Đức, UAE…

Khoảng 7 năm nay, hồ tiêu Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường Thế giới nên giá hầu như đi lên. Năm 2007, nông dân bán khoảng 30.000 đồng/kg, đến 2008 là 50.000 đồng/kg, sau đó 80.000 đồng/kg và 2 năm nay dao động mức 120.000 đồng/kg.

Tuy ngành hồ tiêu của Việt Nam có qui mô thị trường lớn, dù dẫn dắt thị trường Thế giới nhưng phát triển XK hồ tiêu của Việt Nam còn nhiều bất cập như:

Dù dẫn dắt thị trường nhưng giá hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá của Ấn Độ, Brazil, Malaysia… Năm 2012, giá tiêu đen Việt Nam thấp hơn giá các nước khoảng 295 USD/tấn, đến năm năm 2013, khoảng cách này đã hơn 380 USD/tấn. Tiêu trắng Việt Nam năm 2012 bán bình quân 9.299 USD/tấn, thấp hơn giá Thế giới 89 USD/tấn nhưng thời gian qua bán với giá 8.742 - 8.874 USD/tấn, thấp hơn từ 450 - 500 USD/tấn.

Bên cạnh đó, diện tích trồng tiêu những năm qua được mở rộng nhưng SL cũng như chất lượng lại phát triển không tương ứng, thậm chí có năm giảm. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2011 cả nước có 53.000 ha trồng tiêu, đạt SL 125.000 tấn; năm 2012 có 57.500 ha, SL 115.000 tấn; năm 2013, diện tích trồng tiêu 60.000 ha nhưng SL ước chỉ đạt dưới 147.000 tấn. Những năm trước, năng suất hồ tiêu Việt Nam khá cao, đạt 3- 5 tấn/ha, cao hơn Ấn Độ, Indonesia 300–500 kg/ha, mỗi ha Hồ tiêu có thể cho mức lãi 200-250 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, năng suất bình qn năm 2013 giảm cịn 2,4 tấn/ha.

Để tăng năng suất cây tiêu, nhiều hộ dân đã lạm dụng phân bón quá mức khiến đất trồng tiêu bị thoái hóa, khả năng đề kháng bệnh tật của cây tiêu giảm. Tình hình này sẽ dẫn đến đất đai nhanh chóng bị bạc màu, năng suất hồ tiêu tăng nhưng chất lượng lại giảm, dẫn đến giảm XK do không đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường nhập khẩu (NK), từ đó sẽ làm giảm kim ngạch XK trong thời gian tới.

Dù sản lượng XK chiếm gần 50% sản lượng XK trên toàn Thế giới nhưng gia trị mang lại khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng do sản phẩm XK chủ yếu của Việt Nam là dạng thô hoặc chỉ qua sơ chế nên mang lại giá trị thấp và việc phát triển SX hồ tiêu còn bộc lộ những điểm chưa bền vững. Để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về thực trạng SX - XK hồ tiêu của Việt Nam để có thể thấy được những điểm phát triển còn chưa bền vững, cũng như có cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển SX bền vững để hỗ trợ XK cho ngành hồ tiêu nước ta, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trong phần tiếp.

2.2 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SX-XK HỒ TIÊU

Để ngành hồ tiêu có vị trí và tầm quan trọng như hiện nay đối với ngành SX–XK nơng sản nói riêng, cũng như đối nền kinh tế-xã hội Việt Nam nói chung. Trong

những năm qua Nhà nước ta cùng với các Bộ, Ngành có liên quan đã quan tâm nhiều hơn đến việc SX– XK hồ tiêu bền vững, chi tiết như sau:

Quyết định về tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV. Trong đó xác định diện tích trồng tiêu ở mức 50.000 ha ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển SX quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. (Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn.

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Phê duyệt giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp thời 2000-2005 nhằm đảm bảo đủ giống có chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển SX được ban hành bởi các Bộ, Ngành UBND các Tỉnh, Thành thực hiện (Điều 1, Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp qui định về Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (Điều 2, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển SX quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về việc Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế theo quy hoạch: Hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm (Mục 3, Điều 1, Quyết định số 2621/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong đó qui định hồ tiêu nằm trong danh mục được hỗ trợ (Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ NN&PTNT).

Nghị định về khuyến nông của Chính Phủ trong đó qui định nội dung các hoạt động khuyến nông gồm: bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người SX và người hoạt động khuyến nơng; thơng tin tun truyền; trình diễn và nhân rộng mơ hình; tư vấn và dịch vụ khuyến nông; hợp tác quốc tế về khuyến nông. Nghị định này được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả SX KD của nông dân để tăng thu nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thơng qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kĩ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân SX KD đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường (Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với SX, sơ chế các sản phẩm nông lâm thủy sản áp dụng quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGap). (Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm XK ngành hàng đã được các Bộ, Ngành Trung ương, Các DNXK thực hiện TCCS 07:2012/BP về Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống hồ tiêu (Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg ngày 21/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Nghị định quy định việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh hạt tiêu (Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng quan các chính sách chủ yếu ở trên cho thấy các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đã có sự quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách cho phát triển SX hồ tiêu bền vững và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên một số chính sách chỉ mang tính định hướng chung chung, chưa thật sự gắn kết, chưa cụ thể hóa, chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tiễn,... cần thiết phải bổ sung và hồn thiện.

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

2.3.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu Việt Nam

2.3.1.1 Các sản phẩm chính

Hồ tiêu Việt Nam được chế biến thành 3 loại sản phẩm chính: Tiêu đen (chiếm 80 - 85%), tiêu trắng (15 - 20%) và tiêu đỏ (mới được chế biến ở quy mô nhỏ). Hồ tiêu được xuất khẩu chủ yếu để làm gia vị. Hiện Việt Nam chưa dùng hạt hồ tiêu để chế biến sử dụng cho các mục đích khác.

2.3.1.2 Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của ngành hồ tiêu Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2013 từ năm 2001 đến năm 2013

Diện tích gieo trồng: tăng từ 27.900 ha năm 2000 lên gần 60.000 năm 2013 (tăng gần 8,3%/năm), trong đó tăng nhanh nhất là thời kỳ 2000 – 2003 (trong 4 năm diện tích tăng gấp 1,81 lần từ 27.900 ha năm 2000 lên 50.499 ha). Đã hình thành vùng SX tập trung tại những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp. Hiện nay gần 90% diện tích, 95% sản lượng Hồ tiêu tồn quốc tập trung tại 2 vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Ngun. Trong đó, 90% diện tích và 94% sản lượng tập trung tại 6 tỉnh trọng điểm; trên 99% diện tích và sản lượng Hồ tiêu thuộc kinh tế cá thể. Hiện cả nước có gần 180 ngàn hộ trồng tiêu, bình qn diện tích hồ tiêu / hộ là 0,27ha. Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy diện tích trồng hồ tiêu tiếp tục mở rộng và tăng trưởng nóng. Chỉ trong vịng 3 năm (2011- 2013) đã có 2.500 ha được trồng mới và hiện tại vẫn đang tiếp tục tăng, nhất là tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Tính đến hết năm 2013, diện tích tiêu cả nước đã đạt gần 60.000 ha, vượt 17% so quy hoạch đến năm 2020 (50.000 ha) của Bộ NN&PTNT. Nguyên nhân, do giá tiêu duy trì ở mức cao liên tục trong 6 năm (2007-2013) khiến nông dân nhiều nơi tập trung trồng loại cây này dù đã được khuyến cáo khơng mở rộng diện tích ở những nơi không phù hợp. Đặc biệt là Gia Lai đã không thương tiếc chặt bỏ các loại cây trồng chủ lực một thời như cà phê, bời lời... để trồng tiêu. Tây Nguyên đang chiếm 50% SL tiêu cả nước với gần 60.000 tấn tiêu thu hoạch/năm. Tuy nhiên, những thành quả này có thể sẽ bị phá hỏng bởi sự phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, khai thác tận thu như hiện nay. Nhiều nơi SX hồ tiêu chưa bền vững, chưa kiểm sốt được tình trạng sâu

bệnh. Theo thống kê của VPA, dù diện tích canh tác tăng nhanh nhưng SL tiêu hàng năm khơng tăng tương ứng vì tiêu chết, năng suất tiêu giảm dần.

Diện tích thu hoạch: năm 2000 là 14,9 ngàn ha, chiếm 53,4% diện tích gieo trồng, năm 2013 là 55,8 ngàn ha, chiếm 93% diện tích gieo trồng tiêu.

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình trồng hồ tiêu tại 6 vùng trọng điểm của Việt Nam Nguồn: Thống kê của VPA năm 2013 Nguồn: Thống kê của VPA năm 2013

: Những vùng trồng tiêu tập trung

Năng suất: Biến động khơng nhiều và có chiều hướng giảm (năm 2000 đạt 26,3 tạ/ha, năm 2013 đạt 24,2 tạ/ha). Cụ thể theo khảo sát năm 2013 của Cục Trồng

trọt, năng suất bình quân hồ tiêu giảm xuống chỉ còn 2,4 tấn/ha so với năm 2010 đạt 3-3,5 tấn/ha. Đồng Nai có diện tích trồng thêm nhiều nhất, tăng khoảng 1.000 ha so với năm 2011 nhưng năng suất giảm từ 20,1 tạ/ha năm 2011 xuống còn 14,6 tạ/ha trong năm 2012. Điều này chứng tỏ, hồ tiêu đang được trồng trên những vùng đất khơng phù hợp vì năng suất hồ tiêu thường phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, mức độ chăm sóc và tình hình sâu bệnh. Ở một vùng nhất định với mức độ đất đai, khí hậu và tình hình sâu bệnh ổn định thì mức độ đầu tư, chăm sóc cho hồ tiêu thường phụ thuộc vào giá cả Hồ tiêu của thị trường, những năm Hồ tiêu được giá thì người dân thường chú ý đến đầu tư, chăm sóc vườn cây nên năng suất, chất lượng hồ tiêu cũng thường cao và ngược lại.

Sản lượng: Tăng nhanh từ 45.000 tấn năm 2000 lên 120.000 tấn năm 2013 (tốc độ tăng bình quân 5,78%/năm). Cụ thể: Giai đoạn 2000-2006, diện tích, SL và kim ngạch XK hồ tiêu tăng đột biến. Nếu như năm 2000, cả nước chỉ có 31.600 ha hồ tiêu, sản lượng 44.400 tấn thì đến năm 2006 đã tăng lên 50.000 ha, sản

lượng 105.000 tấn. Năm 2009 SL tiêu tăng mạnh tại Việt Nam: tiêu đen đã tăng từ 80.000 tấn (năm 2008) lên tới 100.000 tấn, Việt Nam đã chứng kiến một vụ bội thu về tiêu trắng, SL đã tăng từ 10.000 tấn trong năm 2008 lên 22.000 tấn trong năm 2009. Đến năm 2013, tổng SL SX hồ tiêu đạt hơn 120.000 tấn (tăng khoảng 10% so với năm 2012). Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là việc tăng SL hồ tiêu của Việt Nam trong các năm qua không phải do năng suất tăng cao mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)