Qui trình thu hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 55 - 57)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT

2.3.3.2 Qui trình thu hoạch

Bảng 2.7: Thời gian và tiến độ thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam

Mùa vụ thu hoạch ở nước ta cũng khác nhau theo từng vùng khí hậu. Ở Phú Quốc và Đơng Nam Bộ, thời vụ thu hoạch tập trung từ tháng 1 - 3, vùng Tây Nguyên từ tháng 2 - 5, riêng vùng Bắc Trung Bộ từ tháng 4 - 7.

Nông dân thường thu hoạch tiêu ở thời điểm dưới 10% số quả chín, 2-3 đợt/vụ. Việc thu hoạch Hồ tiêu cịn rất đơn giản, thủ cơng và nhiều khi mang tính truyền thống, địa phương. Hạt tiêu khi chín được thu hoạch bằng tay và được hái từ 2-3 đợt trong 1 vụ thu hoạch. Thông thường, các trái tiêu chín khơng đồng đều trên một chùm trái. Khi tỷ lệ trái chín chuyển từ màu xanh sang đỏ trong chùm trái đủ cao, nông dân sẽ hái cả chùm trái. Tiêu leo bám trên cây trụ ở độ cao 4-5m, do vậy phải dùng thang để thu hoạch. Khi thu hoạch dùng kéo cắt hay bấm rời chùm quả ở đoạn cuống chùm. Tùy theo sản phẩm được chế biến, tiêu được thu hoạch ở các độ chín khác nhau.

Bảng 2.8: Độ chín tiêu khi thu hoạch cho từng loại sản phẩm

Nguồn: Bộ NN&PTNT, trung tâm khuyến nông – khuyến ngư quốc gia; 2008. “Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản Hồ tiêu”. Hà Nội

Nhờ mùa thu hoạch hồ tiêu rơi vào mùa khô nên nông dân dễ dàng phơi trên sân gạch, xi măng, vải bạt. Nông dân chưa chú trọng công đoạn phơi tiêu nên đã

không đầu tư cơ sở vật chất đúng mức cho cơng đoạn này, hầu như khơng có che chắn khu vực phơi tiêu và không vệ sinh dụng cụ phơi. Nông dân tự phơi hạt tiêu sau khi thu hoạch bằng tay, chủ yếu là hình thức phơi trên sân gạch, hoặc sân xi măng. Điều này đã làm giảm chất lượng sản phẩm, hạt tiêu dễ nhiễm vi sinh do chất thải của súc vật; hạt tiêu khô khơng đều, độ ẩm hạt tiêu sau khi phơi cịn khá cao (trên 15%). Chính vì vậy, hạt tiêu dễ bị nấm mốc tấn cơng trong q trình bảo quản. Sau khi phơi, tiêu chỉ được sàng, quạt để loại lá, cuống gié và một ít sỏi, cát trước khi bán hoặc bảo quản, do vậy tỉ lệ tạp chất trong sản phẩm còn khá cao (1-2%). Khi chế biến tiêu sọ bị dập vỡ tỷ lệ cao, chất lượng tiêu đen khi cất trữ ít giữ được mùi vị, tổn thất tiêu sau thu hoạch chiếm 9-10%...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)