7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤ T XUẤT KHẨU
của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2011-2020 là: Phát huy lợi thế so sánh của ngành Hồ tiêu, thúc đẩy SX theo hướng hữu cơ bền vững, đẩy mạnh XK:
(1) Phát triển SX Hồ tiêu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
(2) Phát triển SX Hồ tiêu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn mơi trường của hàng hóa xuất khẩu.
(3) Phát triển SX Hồ tiêu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia XK.
(4) Đẩy mạnh phát triển mặt hàng Hồ tiêu XK sẽ tạo ra một khu vực SX ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi ở các vùng sâu, vùng xa.
3.2 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 HỒ TIÊU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Từ kết quả điều tra hiện trạng SX cây Hồ tiêu và một số cây công nghiệp lâu năm khác trên toàn quốc năm 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ NN&PTNT đã đưa ra định hướng quy hoạch đến năm 2020 cho ngành Hồ tiêu Việt Nam là: Khơng mở rộng diện tích mà chỉ cải tạo và thay thế các giống mới, thâm canh tăng năng suất để tăng SL XK. Diện tích trồng chỉ duy trì ở mức 50.000 ha, tập trung vào việc thâm canh tăng năng suất, và phát triển cây Hồ tiêu ở những vùng có đất thích hợp, có tiềm năng về năng suất cao như Tây Nguyên và Đông Nam bộ. SL đạt khoảng 125.000 tấn vào năm 2015 và 150.000 tấn vào năm 2020. SL XK đạt khoảng 135.000 tấn vào năm 2015 và 140.000 tấn vào năm 2020. Kim ngạch XK đạt khoảng 800 triệu đô la vào năm 2015, phấn đấu đạt 900 – 1.000 triệu đô la vào năm 2020. Một số chỉ tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng dự kiến đến năm 2020 Đơn vị: Ha, Tạ/Ha, Tấn
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy chế biến tiêu cũng nằm trong quy hoạch của Bộ NN&PTNT đến năm 2020: Quy hoạch xây dựng thêm một số nhà máy chế biến tiêu tại các vùng SX tập trung: dự kiến trong giai đoạn 2011 – 2020 xây dựng thêm khoảng 10 nhà máy chế biến tiêu với cơng suất thiết kế từ 4 – 6 nghìn tấn/năm, với dây chuyền chế biến hiện đại, cho sản phẩm tiêu chất lượng cao. Dự kiến bố trí xây dựng tại các tỉnh sau:
Bảng 3.2: Đầu tư nhà máy chế biến hồ tiêu theo vùng dự kiến đến năm 2020
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Hồ tiêu đến năm 2020 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ NN&PTNT là hoàn toàn phù hợp mặc dù hiện nay có vài chỉ tiêu đã bị vượt quy hoạch. Như các phân tích trong chương 2 Tác giả nhận thấy rằng nếu chúng ta cứ tiếp tục mở rộng diện tích, khai thác tận thu như hiện nay sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trong tương lai như: giá giảm do cung vượt quá cầu, nhưng chi phí SX lại tăng lên; tuổi thọ cây tiêu ngắn lại do khai thác và sử dụng phân bón quá mức; tài nguyên đất bị cạn kiệt; SL không tăng do năng suất giảm, chất lượng tiêu giảm; SL và kim ngạch XK sẽ giảm do SL và chất lượng
đầu vào khơng ổn định..... Vì vậy, tác giả đồng tình sử dụng mục tiêu và định hướng phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ NN&PTNT.