Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu Việt Nam năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 66)

nhập khẩu Việt Nam năm 2013 Nguồn VPA

Hình 2. 9: Biểu đồ thị phần xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam qua một số nước năm 2013

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê nhưng kim ngạch XK hạt tiêu Việt Nam vào thị trường này đã tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1997, trị giá hạt tiêu Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ mới chỉ đạt 2,1 triệu USD thì đến năm 2002 đã lên 16,947 triệu USD, năm 2005 đạt 29,582 triệu USD, năm 2006 đạt 33,552 triệu USD và năm 2013 đạt 182,84 triệu USD. Sự tăng vọt này là do các thương nhân Hoa Kỳ ngày càng tăng cường nhập hạt tiêu thẳng từ Việt Nam và giảm nhập qua các cơng ty trung gian nước ngồi. Tuy nhiên, hiện nay hầu như chưa có DN Việt Nam nào XK trực tiếp và thâm nhập đến thị trường tiêu dùng cuối cùng của Hoa Kỳ mà hình thức chủ yếu vẫn là XK thơ hoặc sơ chế sau đó các cơng ty Hoa Kỳ sẽ chế biến lại. Kể từ năm 2001 - 2013, lượng tiêu NK của Hoa Kỳ từ Việt Nam lại tăng nhanh chóng. Năm 2000, XK hạt tiêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đạt 1.763 tấn trong khi Ấn Độ đạt 11.035 tấn thì tới năm 2013 lượng tiêu XK của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên 26.037 tấn.

Đức là thị trường XK hồ tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. XK hạt tiêu Việt Nam sang thị trường Đức tăng rất mạnh trong giai đoạn 2001-2006. Năm

Nga 3% Singapore 7% Hà Lan 7% Hoa Kỳ 21% Anh 3% Thái Lan 2%

Tây Ban Nha 3% Nhật Bản 2% Hàn Quốc 2% Đức 9% Các nước khác 41%

thì năm 2016 đã tăng lên 10.957 tấn, trị giá 19.021 triệu USD. Nếu năm 2001, Đức mới chỉ là thị trường XK hạt tiêu đứng thứ 10 của Việt Nam, sau Singapore, Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ai Cập, Pakistan và Indonesia thì năm 2006, Đức đã là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về XK hạt tiêu. Giai đoạn từ năm 2007 – 2013 XK sang thị trường Đức cũng tăng đều qua các năm nhưng tốc độ chậm và ổn định hơn. Theo số liệu thống kê của IPC, hiện Việt Nam đứng đầu trong số các nước cung cấp hạt tiêu cho thị trường Đức. Lượng hạt tiêu Đức nhập từ Việt Nam chiếm 35% thị phần, tiếp đến là từ Braxin 19% và Indonesia 17%.

Hà Lan là thị trường XK hạt tiêu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Đức. Trong giai đoạn 2001-2013 Hà Lan ln giữ vị trí là một trong những nhà NK tiêu hàng đầu của Việt Nam với mức tăng trưởng cao. Từ năm 2001 lượng tiêu XK của Việt Nam sang thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng XK của Việt Nam, với 5.108 tấn, trị giá 8,164 triệu USD. Tuy nhiên lượng hạt tiêu nhập khẩu của Hà Lan từ Việt Nam trong giai đoạn này dao động không nhiều. Năm 2013 Hà Lan nhập khẩu 8.374 tấn tiêu từ Việt Nam với giá trị 61,51 triệu USD. Bảng 2.9: Thống kê Hải quan về xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường năm 2013

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan ĐVT: USD

Từ bảng 2.9 ta thấy nhìn chung, XK hạt tiêu sang đa số các thị trường năm 2013 tăng về kim ngạch so với năm trước; trong đó, XK sang Hàn Quốc tăng trưởng

mạnh nhất tới 196,42%, đạt 54,45 triệu USD; tiếp đến là Thái Lan tăng 67,11%, Hoa Kỳ tăng 51,88%, Singapore tăng 56,28%. Tuy nhiên, XK sang Ai Cập lại sụt giảm mạnh 31% so với năm trước, chỉ đạt 25,16 triệu USD. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường XK hạt tiêu số 1 của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, năm 2013 tăng 51,88% so với năm 2012, đạt 182,84 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Đức 80,47 triệu USD, tăng nhẹ 0,08%; Singapore 63,66 triệu USD, tăng 56,28%; Hà Lan 61,51 triệu USD, tăng 4,68% so với năm 2012.

Bảng 2.10: Top 20 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam Đơn vị: Tấn (Nguồn: VPA) Đơn vị: Tấn (Nguồn: VPA)

Việc đa dang hóa thị trường XK giúp các DNXK tăng lượng xuất, khuyến khích SX trong nước và giảm bớt các thách thức do chỉ phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Cơ hội tăng đa dạng hóa thị trường đặc biệt có ở liên minh Châu Âu (nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan), Nhật Bản, Úc, Malaysia, Iran và Nam Phi.

B/ Xuất khẩu qua nước trung gian

Tuy Việt Nam hiện là nước XK tiêu hàng đầu Thế giới nhưng tiêu của Việt Nam vẫn phải XK qua các nước trung gian và sau đó được tái xuất với mức giá cao hơn. Ấn Độ là một trong những nước NK tiêu sau đó tái xuất lớn nhất của Việt Nam. Lượng tiêu mà Ấn Độ nhập từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2001-2006. Năm 2001 Việt Nam XK sang Ấn Độ 4.228 tấn, trị giá 6,451 triệu USD và năm 2006, con số này đã tăng lên 7.843 tấn, trị giá 11.066 triệu USD. Các công ty Ấn Độ đã NK tiêu của Việt Nam, sau đó tái xuất và thu được lợi nhuận khá cao. Các DNXK Việt Nam đã nhận thấy được vấn đề nên đã tăng cường đầu tư thêm nhiều nhà máy chế biến để có thể XK trực tiếp sang các nước tiêu thụ. Chính vì vậy, giai đoạn 2007 – 2013 việc XK sang Ấn Độ đã giảm dần về số lượng, trung bình mỗi năm chỉ còn XK khoảng 5.600 tấn.

Trong các nước ASEAN, từ nhiều năm qua Singapore được coi là thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với Thế giới vì

đây là nơi chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi. Singapore cũng đã từng là một trong những nước NK hạt tiêu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, lượng tiêu XK sang thị trường này giảm khá mạnh. Nếu như năm 2001 Singapore nhập từ Việt Nam 12.266 tấn tiêu, trị giá 19,832 triệu USD thì năm 2005 con số tương ứng chỉ còn 2.039 tấn (trong tổng nhập khẩu 12.782 tấn) và 3,455 triệu USD. Năm 2006, NK hạt tiêu của Singapore từ các nước trên Thế giới đạt 15.702 tấn, gồm 8.457 tấn tiêu đen và 7.245 tấn tiêu trắng, tăng 23% so với năm 2005. Lượng NK của Singapore từ Việt Nam năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, đạt 6.032 tấn, trị giá 9.637 USD. Và đến năm 2013 con số này đã tăng lên thành 11.447 tấn, trị giá 63.664.919USD. Singapore thuộc khối ASEAN, có vị trí địa lý gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, do đó các DNXK cần khai thác tiềm năng để đẩy mạnh XK mặt hàng hạt tiêu sang thị trường Singapore.

2.3.5.4 Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hồ tiêu

Tính đến hết năm 2012, cả nước có hơn 63 doanh nghiệp tham gia XK. Nhưng đến năm 2013 con số này đã lên đến 100 doanh nghiệp. Trong đó có:

- 50 doanh nghiệp trong VPA, kim ngạch chiếm 93% tổng số. - Ngoài VPA có 50 doanh nghiệp, chiếm 7% tổng số.

- Doanh nghiệp trong nước chiếm 65% tổng kim ngạch.

- Doanh nghiệp FDI (Olam, Harris Freeman, Nedspice, Unispice, KSS) chiếm 35% tổng kim ngạch.

Lượng hồ tiêu XK hàng năm của các DN thành viên Hiệp hội chiếm trên 85% lượng XK của cả nước, trong đó 11 DNXK (Cơng ty Phúc Sinh, Olam, Pitco, Intimex HCM, Nedspice, Ngô Gia, Hapro, Haprosimex HCM, Generalimex, Petec và Công ty XNK Intimex) hàng đầu đã XK 93.160 tấn chiếm trên 80% thị phần. Những DN tiêu biểu trên, đã đóng vai trị chủ lực, thúc đẩy SX và lưu thơng hàng hóa, góp phần dẫn dắt, bình ổn, định hướng được giá cả thị trường trong nước và XK. Các DN ngồi Hiệp hội có trên 50 DN, XK trên 20.550 tấn, chiếm 15% thị phần.

Năng lực của các DN ngày càng được phát huy và mở rộng. Tuy nhiên trong các DN kể trên chỉ mới có 5 DN FDI sản xuất tiêu đạt chuẩn ASTA chiếm 15% sản lượng XK sang các nước Âu, Mỹ. Các DN này nhờ có cơng ty mẹ tại nước NK hoặc đã có bạn hàng truyền thống ở các nước tiêu thụ, phần lớn DN nước ngoài như

Olam, Harris Freeman, Ned Spice, Vina Harris đều có nhà máy chế biến đặt gần nguồn cung ứng nguyên liệu (Bình Dương, Bình Phước). Các nhà máy này tập trung chế biến tiêu theo tiêu chuẩn ASTA và xuất thẳng cho các nhà máy xay tiêu như McCormick ở Hoa Kỳ, Man Producten và Catz International ở Hà Lan, Daarhouwer ở Đức, Burn Philp and Company Ltd. ở Úc, M/s A.V. Thomas & Company Ltd. Và M/s Cochin Spices Limited ở Ấn Độ. Các DN nước ngồi cịn xuất một lượng nhỏ tiêu xay theo phương thức C&F cho nhà phân phối ở các nước tiêu thụ.

Kim ngạch XK của các DN xuất khẩu lớn trong VPA (xem phụ lục 6)

Bên cạnh các DNXK cịn có có hàng trăm DN là những nhà thu gom, chế biến, với số lượng lớn, cung ứng cho các DNXK trực tiếp như: Công ty TNHH Trường Lộc, Thạnh Lộc, Vĩnh Hiệp và DNTN Phượng Hoàng v.v…

Tất cả các loại hình DN tham gia KD mặt hàng hồ tiêu, đã tạo thành mạng lưới rộng khắp, hoạt động nhịp nhàng, sơi động, trong đó các DN trong Hiệp hội đóng vai trị nịng cốt. Chuỗi giá trị gia tăng hàng hóa, được phân chia tương đối hài hịa từ khâu SX đến kênh lưu thơng - giữa hộ nông dân và DN, được điều tiết theo quy luật cơ chế thị trường.

2.3.5.5 Các hoạt động xúc tiến thương mại

A/ Công tác xúc tiến đẩy mạnh quan hệ xuất khẩu

Từ 2003 - 2011, VPA đã liên tục tổ chức thành cơng các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Ba Lan, Brazil. Trung Đông (Dubai, Ai Cập), Trung Quốc và Nam Phi. Hoạt động XTTM thơng qua các chương trình hội thảo tại các nước giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài giúp nâng cao sự hiểu biết thông lệ quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rơng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK trực tiếp, hạn chế XK qua trung gian, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại.

Các hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả như tham gia các Hội chợ triển lãm chuyên ngành gia vị, thực phẩm trong và ngoài nước được thực hiện trong thời gian qua đã giúp quảng bá ngành hàng với đông đảo khách hàng tại các thị trường tiềm năng; giữ vững và củng cố các mối quan hệ giao thương với khách hàng truyền thống; mở rộng thị trường, tìm kiếm và xây dựng quan hệ với các khách hàng mới; tăng cường XK trực tiếp, giảm thiểu các kênh trung gian giúp các DN tối đa hoá lợi

nhuận; đồng thời giúp các DN tìm hiểu kỹ hơn yêu cầu về chất lượng, chủng loại hàng hoá và các quy định VSATTP, về tập quán thương mại, các quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu và các quy định liên quan nhằm đáp ứng thỏa mãn về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo u cầu khách hàng.

B/ Cơng tác quan hệ quốc tế

Được sự ủng hộ của Bộ NN & PTNN, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Văn phịng Chính phủ cho phép Việt Nam tham gia IPC. Ngày 21/3/2005, UNICEF - Cơ quan bảo trợ IPC đã phê duyệt cho Việt Nam gia nhập IPC. VPA được Bộ NN & PTNN ủy quyền trực tiếp tham gia chương trình hành động của IPC, là cầu nối giữa IPC với ngành Hồ tiêu Việt Nam.

Đặc biệt, tháng 11/2008 VPA đã tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 36 của IPC tại Tp. HCM. Đây là hội nghị được đánh giá lớn nhất, thành công nhất trong lịch sử 36 năm hoạt động của IPC, với số lượng đại biểu đông nhất, lên đến 400 đại biểu (gần 200 đại biểu quốc tế), từ nhiều nước tham gia. Hội nghị đã để lại tiếng vang và dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng và bạn bè Quốc tế. Năm 2007-2008, cũng là năm ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN & PTNN trở thành người Việt Nam đầu tiên giữ vai trò chủ tịch luân phiên của IPC. Đó là niềm tự hào to lớn cho ngành Hồ tiêu Việt Nam sau rất nhiều năm nỗ lực trong hoạt động quốc tế.

C/ Công tác truyền thông

VPA là cầu nối giữa Nhà nước với DN, giữa nhà nông với nhà chế biến, XK thông qua công tác thơng tin tun truyền chủ trương, chính sách của nhà nước đến DN và người nông dân. Hàng năm xây dựng các ấn phẩm, kỷ yếu để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và XTTM.

Đặc biệt, năm 2006, VPA đã xây dựng thành công trang thông tin điện tử (website) và đã được nghiên cứu xây dựng mới lại website vào đầu năm 2011. Trang thông tin điện tử đã cập nhật tình hình SX, XNK, giá cả, thị trường hồ tiêu Việt Nam và quốc tế, dự đốn dự báo tình hình giá cả thị trường phục vụ ngành hàng.

D/ Xây dựng thương hiệu

Bên cạnh sự phát triển của các DN, Việt Nam đã xây dựng thành công thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), từ đó đã chuyển hướng từ XK hàng thơ giá

rẻ sang sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn. Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê với chất lượng sản phẩm cao, đến nay đã có tiếng trong nước và đã được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chú ý. Xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê thành công đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng hồ tiêu quốc tế, đã tạo dựng uy tín, hình ảnh và nâng cao giá trị hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế.

Hiện nay, VPA đang tiếp tục xúc tiến xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc, Lộc Ninh (Bình Phước).

2.3.5.6 Tổ chức xuất khẩu

Việc tổ chức XK hồ tiêu của Việt Nam tuy đã có phần nào cải thiện so với trước, các DNXK đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng nguồn nguyên liệu, số lượng XK. Điển hình, Dự án “phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” được sự hỗ trợ của Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam và Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước, triển khai tại hai huyện Lộc Ninh và Bù Đốp trong hai mùa vụ 2013-2014 và 2014-2014. Trong năm 2013, Tổ chức SNV hỗ trợ gần 513 triệu đồng để thực hiện các hạng mục hỗ trợ nơng dân tham gia dự án gồm xây dựng nhóm nơng dân, tập huấn tăng cường năng lực, hỗ trợ trang thiết bị, hỗ trợ chi phí quản lý. Đến nay, tại Bình Phước đã có 202 nơng dân trồng tiêu được nhận chứng nhận Rainforest Alliance (RA) - Chứng nhận của dự án phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững. Dự kiến đến hết năm 2014 sẽ triển khai dự án thêm hai huyện Hớn Quản và huyện Bù Gia Mập (thành lập thêm 16 câu lạc bộ với khoảng 400 hộ nông dân).

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc tổ chức XK hồ tiêu vẫn cịn 1 số hạn chế như: việc tổ chức cịn khá lỏng lẻo, DN khơng chú trọng đến các vấn đề nghiên cứu thị trường cũng như bị động trong việc tìm kiếm thị trường mới. Hơn thế nữa, việc tổ chức XK trong ngành hồ tiêu Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất và chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thu mua nguyên liệu và XK. Tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn thường diễn ra và phần lớn nông dân và DN đã phải bán tiêu lúc giá còn thấp, làm cho lợi nhuận chung của ngành khơng đạt cao. Điển hình năm 2005 mặc dù đã có nhiều dự báo về giảm cung trên thế giới và đẩy giá lên cao ngay từ cuối năm nhưng các DN vẫn đổ xô nhau XK làm cho giá tiêu XK trung bình đạt khơng cao như có thể. Theo VPA, có đến hơn 60%

lượng hồ tiêu Việt Nam được xuất khi giá chỉ ở mức 1.200 USD/tấn. Khi giá tăng từ 2.000 USD/tấn trở lên, lượng hàng của Việt nam chỉ cịn khoảng 40%. Chính vì thế, giá XK trung bình chỉ đạt hơn 1.600 USD/tấn một ít.

XK thường qua nhiều khâu, nhiều tổ chức trung gian nhưng công tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)