Tiêu đen
Tiêu đen & Tiêu nghiền
Tiêu trắng
Tiêu trắng & Tiêu đen
Tiêu trắng & Tiêu nghiền Tiêu nghiền Tổng Tần số 24 5 6 5 1 2 43 % 56% 12% 14% 12% 2% 5% 100%
Về sản phẩm XK: Vẫn còn nghèo nàn, đa số các DN chỉ XK Tiêu đen (chiếm
gần 56%), chỉ có khoảng gần 14% DNXK tiêu trắng, còn lại khoảng 30% các DNXK có sự kết hợp nhiều sản phẩm (12% xuất tiêu đen và tiêu nghiền; 14% kết hợp tiêu trắng và tiêu đen, 4% XK tiêu nghiền các loại)
Hình 2.24: Chất lượng sản phẩm XK
Về chất lượng sản phẩm XK: Chất lượng sản phẩm đã được cải thiện. Trong số các sản phẩm XK có đến 21% sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASTA, 28% đạt TCVN và 51% đạt tiêu chuẩn FAQ. Nhìn chung chất lượng sản phẩm XK đã được nâng cao so với trước tuy nhiên tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng cao vẫn còn khá khiêm tốn nên giá trị XK mang về chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, hầu hết các DNXK Hồ tiêu lớn đều có nhà máy chế biến riêng, phần lớn các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn thực hành chế biến tốt (GMP), do đó sản phẩm tiêu XK của
51% 21% 28% 0% 0% FAQ ASTA TCVN JSA ESA
Việt Nam đạt tiêu chuẩn mặt hàng gia vị của các thị trường khó tính như Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA) và Nhật Bản (JSA). Tuy nhiên hiện tại, Việt Nam có 18 nhà máy chế biến biến tiêu, cơng suất khoảng 70.000 tấn/năm. trong đó có 14 nhà máy có cơng nghệ khá hiện đại, xử lý tiêu qua hơi nước, tạo ra các sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn của Mỹ (ASTA), Châu Âu (ESA), Nhật Bản (JSSA) . Điểm đáng quan tâm là hầu hết các nhà máy này đều chạy cầm chừng, hoạt động không hết công suất do hiện tại các thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang hướng đến là các nước ở Tây Á, Trung Đông và Châu Phi lại chỉ cần tiêu xô, chất lượng thấp, giá rẻ.
2.4.2 Đánh giá bền vững về xã hội
Xóa đói giảm nghèo:
Tây Nguyên: Nhờ SX hồ tiêu mà tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm nhanh từ 3- 4%/năm. (Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên chiếm khoảng 20% dân số, thì đến năm 2013 giảm cịn 13,64%). Đến nay, Tây Nguyên đã xóa được tình trạng thiếu đói triền miên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang: Người dân nơi đây thường gọi cây Hồ tiêu là “cây xóa tiêu đói nghèo”. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo ở chiếm hơn 14%, nhưng hiện nay, con số này giảm còn 6,8% và tiếp tục xuống thấp. Đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa Vĩnh Hịa Hưng Bắc khơng ngừng đổi thay, bừng lên sức sống mới. Thành quả đáng khích lệ đó có sự đóng góp của Hồ tiêu. Nhiều nơng dân đã vươn lên làm giàu chính đáng từ nguồn lợi kinh tế cây tiêu. (Bản tin sản xuất thị trường số 52/2013)
Tỷ lệ hộ nghèo khi tham gia trồng cây Hồ tiêu tuy có giảm, những vẫn cịn chưa ổn định và bền vững. Do tình trạng tái nghèo vẫn có thể diễn ra nếu trong trường hợp cây trồng tiêu bị dịch bệnh tấn công, chết hàng loạt, mất mùa, điều kiện SX gặp khó khăn...
Tạo việc làm và cải thiện thu nhập:
Phát triển SX– XK Hồ tiêu đã góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu những tiêu cực. SX Hồ tiêu là một ngành có đặc thù là sử dụng nhiều lao động nhất là trong mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, hàng năm lại có thêm nhiều DN tham gia XK Hồ tiêu và thị trường Hồ tiêu ngày càng mở rộng do vậy cần nhiều lao động hơn. Tính trung bình trong điều kiện thuận lợi mỗi ha trồng tiêu có
thể lãi 200 - 250 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, do công tác liên kết, tổ chức các khâu trong chuỗi XK Hồ tiêu còn yếu nên đa phần các hộ SX hồ tiêu thu được lợi nhuận chưa cao do phải bán qua trung gian (thương lái) nên đã bị ép giá. Mặt khác, do XK Hồ tiêu chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng lao động không cao và thu nhập của người lao động không ổn định nên bất kỳ sự biến động của thị trường Thế giới cũng làm cho người nông dân dễ bị tổn thương, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
2.4.3 Đánh giá tính bền vững về mơi trường
Trong SX Hồ tiêu gần đây người SX đã quan tâm hơn đến vấn đề hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Tuy nhiên SX và XK Hồ tiêu của nước ta tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người SX cịn hạn chế, cùng với việc mở rộng diện tích trồng trọt cũng như thâm canh tăng vụ là ngun nhân dẫn đến sự thối hóa đất nơng nghiệp. Hơn nữa, do trình độ nhận thức cịn kém và tâm lý chạy theo lợi nhuận nên phần nào họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức phân bón, thuốc BVTV khơng đúng qui cách nhằm tăng năng suất cây trồng gây tình trạng ơ nhiễm mơi trường đất, bạc màu đất, thối hóa tài nguyên đất, tác động trực tiếp đến mất cân bằng sinh thái. Làm tăng mức độ quen thuốc, tăng tính chống thuốc ở các loài sâu bệnh, thúc đẩy việc hình thành các quần thể sâu bệnh kháng thuốc; tiêu diệt nhiều lồi sinh vật có ích trong các hệ sinh thái nơng nghiệp, các lồi cơn trùng ăn sâu hại, phá vỡ nguyên tắc tự cân bằng trong phát triển loài; gây độc cho gia súc, gia cầm và gây độc trực tiếp cho người nông dân; để lại dư lượng chất độc trong nông sản gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Hơn nữa do tập quán và kinh nghiệm làm vườn của các nông hộ SX, họ thường làm sạch cỏ trong vườn tiêu đã gián tiếp làm làm rửa trơi, thối hóa đất. Ngồi ra, quy trình chế biến tiêu nông hộ cịn thơ sơ và lạc hậu dẫn đến hiện tượng tại các vùng chế biến tiêu trắng thường xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường do mùi hôi thối bốc lên từ các bể ngâm tiêu, nước rửa hạt tiêu sau khi ngâm ủ trong quá trình chế biến.
Hình 2.25: Việc áp dụng ISO 14000 tại các DNXK DNXK
Hình 2.26: Việc áp dụng HACCP 14000 tại các DNXK các DNXK
Hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO), phân tích rủi ro bằng phân tích tới hạn (HACCP) - là các tiêu chuẩn nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường Thế giới, là những giấy thông hành để các DN bước chân vào các thị trường nước ngồi một cách dễ dàng cũng như góp phần ổn định, bảo vệ mơi trường sinh thái. Nhưng việc thực hiện ở các DN cịn hạn chế. Chỉ có 14% DN đã áp dụng HACCP, 19% DN đã áp dụng ISO 14000 và ISO 9000. Dẫn đến sản lượng XK của Việt Nam trong tương lai có thể sẽ giảm do nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao, cũng như tiêu chuẩn NK của các nước ngày càng khắc khe hơn để bảo vệ hàng hóa trong nước. Đồng thời môi trường sinh thái sẽ ô nhiễm và tài nguồn tài nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong tương lai.
Tóm lại: Qua phần đánh giá tình hình phát triển sản xuất của ngành hồ
tiêu trong nhưng năm qua Tác giả nhận thấy việc phát triển này chưa thật sự bền vững thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất về sản lượng: Việc tăng SL hồ tiêu của Việt Nam trong các năm qua không phải do năng suất tăng cao mà chủ yếu là do mở rộng diện tích đất trồng. Bởi vì dù diện tích canh tác tăng nhanh qua các năm (Việt Nam hiện có khoảng 60.000 ha hồ tiêu – đã vượt 10.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT) nhưng SL tiêu hàng năm không tăng tương ứng thậm chí cịn giảm vì tiêu chết, năng suất tiêu giảm dần (năm 2000 đạt 26,3 tạ/ha nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 24,2 tạ/ha).
Thứ hai về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm còn thấp, chất lượng tiêu chưa đồng đều, tỷ lệ hạt chín chưa cao, tỷ lệ tạp chất và độ ẩm còn lớn hiệu quả SX mang lại khơng cao từ đó làm giảm giá trị XK mang lại. Thứ ba về VSATTP: Vẫn chưa thật sự được quan tâm và chú trọng. Các Hộ vẫn cịn lạm dụng q nhiều phân bón hóa học và thuốc BVTV để kích thích sự phát triển của cây trồng nhằm tăng sản lượng nhưng nó lại để lại hậu quả nghiêm trọng trong tương lai là: giảm tuổi thọ cây trồng, giảm sản lượng
19% 47% 35% Đã áp dụng Chưa áp dụng Chuẩn bị áp dụng 14% 58% 28% Đã áp dụng Chưa áp dụng Chuẩn bị áp dụng
trong tương lai, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm cao gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng – đây sẽ là 1 trong những nguyên nhân làm cho XK giảm trong tương lai do yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và VSATTP ngày càng cao.
Thứ tư là nhận thức của Hộ trồng tiêu và nhà SX còn kém: Tâm lý chạy theo lợi nhuận còn cao, họ sẵn sàng chặt bỏ cây trồng hiện tại để sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này làm cho việc phát triển SX hồ tiêu kém bền vững. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho XK hồ tiêu Việt Nam trong những năm qua mang lại giá trị không cao, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng do nguồn cung không đảm bảo.
Thứ năm là sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam SX ra chủ yếu là ở dạng thô hoặc chỉ qua sơ chế; sản phẩm còn khá đơn điệu (chủ yếu là tiêu đen và một số ít tiêu trắng) nên hiệu quả SX mang lại không cao dẫn đến XK mang lại giá trị thấp.
Thứ sáu là giống hồ tiêu: Công tác giống chưa được coi trọng đúng mức. Đa số Hộ tự để giống lại để SX đồng thời sử dụng biến pháp nhân giống vơ tính nên chủng loại khơng phong phú bằng các quốc gia khác, chất lượng và năng suất giống không cao làm cho năng suất thu hoạch dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm; khả năng chống chọi sâu bệnh kém làm cho cây hồ tiêu dễ bị dịch bệnh tấn công và chết hàng loạt gây ảnh hưởng đến người sản xuất, và đặc biệt làm việc XK hồ tiêu.
Thứ bảy là hình thức tổ chức SX cịn nhỏ lẻ, mang tính tự phát và manh mún cao dẫn đến việc SX kém bền vững.
Thứ tám về trình độ của người SX và kinh nghiệm của người SX: Trình độ học vấn thấp; thiếu kinh nghiệm sản xuất nên thường SX theo tập quán địa phương theo kinh nghiệm là chính, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nơng dân, các tổ, nhóm, HTX cịn hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến các mơ hình liên kết từ đó làm việc SX kém bền vững.
Thứ chín về mức độ liên kết giữa các chủ thể trong q trình SX: Cịn thấp, hành động rời rạc (Thực tế chứng minh rằng thay vì liên kết để thu mua hồ tiêu trực tiếp từ nơng dân thì DN lại duy trì kết nối với hệ thống thương lái để giảm thiểu rủi ro), chưa có sự liên kết chặt chẽ của "4 nhà" làm các mơ
hình sản xuất, quản lý mới tiến bộ trong sản xuất hồ tiêu khó thực hiện. Thêm vào đó vẫn chưa có một chính sách khuyến khích mọi thành phần tham gia.
Thứ mười về mức độ đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn những bất cập và hạn chế dẫn đến sản phẩm thu được chất lượng thấp, năng suất không cao và tổn thất sau thu hoạch lớn dẫn đến hiệu quả SX mang lại không cao.
2.5 ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM THỨC CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM
2.5.1 Điểm mạnh
Lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp. Nguồn nhân lực dồi dào
Hình thành các vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi trong mua bán. Sản lượng và chất lượng ổn định
Nguồn cung lớn và phân bổ đều trong năm Qui mô thị trường lớn
Năng suất cao và giá thành thấp
2.5.2 Điểm yếu
Phát triển thiếu quy hoạch
Chưa có quy hoạch cụ thể cho từ vùng
Cơ cấu giống, mặt hàng sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu nghèo nàn. Chất lượng hạt tiêu XK thấp
Thiếu vốn để đầu tư, trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thu hoạch và chế biến.
Giai đoạn chế biến sau thu hoạch chưa thực sự được quan tâm đúng mức Qui trình, phương thức trồng tiêu cịn lạc hậu.
Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như: phân hóa học được bón với liều lượng cao, mất cân đối, tưới nước nhiều để khai thác triệt để vườn cây, điều này cho phép đạt năng suất cao nhưng dẫn đến tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ vườn cây.
Qui trình kỹ thuật canh tác Hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong SX, phần lớn nông dân vẫn canh tác Hồ tiêu theo kinh nghiệm của địa phương là chính.
Tình hình sâu, bệnh hại trên cây Hồ tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Tổ chức sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu cịn yếu.
Việc kiểm sốt chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.
Liên hệ giữa nơng dân và doanh nghiệp cịn yếu. Chịu sử ảnh hưởng của các nhà buôn trung gian.
Các doanh nghiệp XK cịn thiếu thơng tin thị trường, thiếu kế hoạch trong phương thức mua bán
Tầm nhìn cho sự phát triển cịn hạn hẹp
Việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ cịn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả khơng ổn định.
Xúc tiến xây dựng thương hiệu còn hạn chế, mới xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, chưa xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu cho các vùng khác. Trình độ nhận thức của người dân còn thấp, tâm lý chạy theo lợi nhuận và sẵn sàng chặt bỏ cây trồng hiện tại để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.5.3 Cơ hội
Thị trường tiêu thụ Hồ tiêu Thế giới và nhu cầu về thưởng thức các loại hạt tiêu có hương vị đặc trưng, nguyên chất đang tăng cao
Sự sụt giảm SL của các quốc gia dẫn đầu về hạt tiêu chắc chắn sẽ tác động mạnh tới thị trường Thế giới.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IPC từ 21/3/2005.
Người tiêu dùng trên Thế giới ngày càng quen dần với Hồ tiêu Việt Nam khi lượng XK trực tiếp đến thị trường tiêu thụ tăng thay vì xuất qua trung gian. Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều đến chương trình XTTM của VPA nhằm mở rộng thị trường XK; các nhà máy chế biến và DNXK tập trung đầu tư tiện nghi nhà xưởng, trang thiết bị để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn.
Công tác XTTM đang trên đà phát triển tốt, xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam trên toàn Thế giới.
Giá Hồ tiêu đang tăng cao
2.5.4 Thách thức
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt
Rào cản tâm lý của người tiêu dùng về các nước đang phát triển không đảm bảo VSATTP.
Các DN hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến quy trình SX thân thiện với mơi trường và xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Từ phân tích và kết quả nghiên cứu ta thấy hiện trạng phát triển SX Hồ tiêu còn nhiều điểm phát triển chưa bền vững. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về tính bền vững trong q trình SX – XK Hồ tiêu Việt Nam cho thấy:
Về kinh tế: