7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
2.3.5.6 Tổ chức xuất khẩu
Việc tổ chức XK hồ tiêu của Việt Nam tuy đã có phần nào cải thiện so với trước, các DNXK đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng nguồn nguyên liệu, số lượng XK. Điển hình, Dự án “phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” được sự hỗ trợ của Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam và Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước, triển khai tại hai huyện Lộc Ninh và Bù Đốp trong hai mùa vụ 2013-2014 và 2014-2014. Trong năm 2013, Tổ chức SNV hỗ trợ gần 513 triệu đồng để thực hiện các hạng mục hỗ trợ nông dân tham gia dự án gồm xây dựng nhóm nơng dân, tập huấn tăng cường năng lực, hỗ trợ trang thiết bị, hỗ trợ chi phí quản lý. Đến nay, tại Bình Phước đã có 202 nơng dân trồng tiêu được nhận chứng nhận Rainforest Alliance (RA) - Chứng nhận của dự án phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững. Dự kiến đến hết năm 2014 sẽ triển khai dự án thêm hai huyện Hớn Quản và huyện Bù Gia Mập (thành lập thêm 16 câu lạc bộ với khoảng 400 hộ nơng dân).
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc tổ chức XK hồ tiêu vẫn cịn 1 số hạn chế như: việc tổ chức cịn khá lỏng lẻo, DN khơng chú trọng đến các vấn đề nghiên cứu thị trường cũng như bị động trong việc tìm kiếm thị trường mới. Hơn thế nữa, việc tổ chức XK trong ngành hồ tiêu Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất và chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thu mua nguyên liệu và XK. Tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn thường diễn ra và phần lớn nông dân và DN đã phải bán tiêu lúc giá còn thấp, làm cho lợi nhuận chung của ngành khơng đạt cao. Điển hình năm 2005 mặc dù đã có nhiều dự báo về giảm cung trên thế giới và đẩy giá lên cao ngay từ cuối năm nhưng các DN vẫn đổ xô nhau XK làm cho giá tiêu XK trung bình đạt khơng cao như có thể. Theo VPA, có đến hơn 60%
lượng hồ tiêu Việt Nam được xuất khi giá chỉ ở mức 1.200 USD/tấn. Khi giá tăng từ 2.000 USD/tấn trở lên, lượng hàng của Việt nam chỉ cịn khoảng 40%. Chính vì thế, giá XK trung bình chỉ đạt hơn 1.600 USD/tấn một ít.
XK thường qua nhiều khâu, nhiều tổ chức trung gian nhưng công tác kiểm tra của các cấp trung gian lại cịn yếu dẫn đến tình trạng gian dối trong KD, chất lượng sản phẩm kém (trộn gòn vào tiêu, trộn đất, trộm tiêu còn xanh vào sản phẩm,....). Hiện nay, mới nổi lên nhiều vụ làm ăn khơng chân chính của một số DN trung gian trong việc xuất bán hồ tiêu ra nước ngồi. Điển hình, tỉnh Gia Lai chỉ ra một thực trạng mới đáng báo động trong cách thức đấu trộn tiêu của các cấp trung gian. Việc làm trên của các cấp trung gian nếu khơng có biện pháp ngăn chặn sớm sẽ gây ra nhưng tổn thất không nhỏ cho các DNXK và người SX. Do vậy, các DN cần kiểm tra gắt gao chất lượng của hạt tiêu trước khi XK ra thị trường. Đồng thời các DNXK cũng nên tránh mua những lô hàng khơng đảm bảo uy tín để giảm rủi ro cho chính DN và khơng làm ảnh hưởng chung đến ngành hồ tiêu Việt Nam.
Phần lớn các nhà KD hồ tiêu đã chủ động trong mua, bán, XK song vì vốn lớn, lãi suất vay rất cao nên hầu hết các DN đều phải mua ngay, bán ngay, quay vịng vốn. Tuy nhiên, tình trạng DN ký bán XK trước, rồi mua hàng sau, trong khi giá ngày một tăng cao vẫn còn nhiều.