Mặt hàng xuất khẩu và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 64 - 66)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT

2.3.5.2 Mặt hàng xuất khẩu và chất lượng

A/ Mặt hàng xuất khẩu

Chủng loại hồ tiêu XK hiện nay chủ yếu là tiêu đen (500g/l, 570g/l, 600g/l), tiêu trắng (630g/l) và một số sản phẩm tiêu đen, tiêu trắng nghiền. Trong cơ cấu XK Hồ tiêu của Việt Nam, tiêu đen vẫn là mặt hàng XK chủ lực (chiếm đến 80% về kim ngạch và gần 85% về số lượng). Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch XK hồ tiêu đen của Việt Nam năm 2013 đạt gần 724,8 triệu đô la Mỹ với 115.786 tấn. Trong khi đó, kim ngạch XK tiêu trắng tăng lên 175,5 triệu đô la với 21.214 tấn.

Theo đánh giá thực tế, chất lượng hồ tiêu của nước ta ngày càng được cải thiện. Tiêu chất lượng cao chiếm khoảng 30%, tiêu trắng chiếm 10-15% sản lượng tiêu XK.

Cho tới nay, 95% tiêu SX tại Việt Nam được XK ra thị trường Thế giới. Việt Nam có quyền lực thị trường về mặt hàng tiêu đen, chất lượng và thời điểm thu hoạch ở Việt Nam quyết định cách thức vận động của thị trường. Hiện nay, tiêu đen

được xếp trong số nhóm hàng nơng sản có khả năng cạnh tranh của Việt Nam và là 1 trong 6 mặt hàng có giá trị XK trên 100 triệu đô mỗi năm.

Tuy nhiên, điều đang quan tâm ở đây là cho tới nay mặt hàng quan trọng nhất trong ngành Hồ tiêu đối với Việt Nam là “Hạt tiêu chưa tán hoặc xay” (HS 090411), chiếm 85% tổng lượng gia vị XK làm giảm giá trị kim ngạch thu về.

VPA cho biết, phần lớn các DN Việt Nam chỉ chú trọng thu mua để xuất thô, quy mô không lớn. Các hộ dân trồng hồ tiêu bị hạn chế tiếp cận về thông tin nên chỉ trồng với một vài loại tiêu truyền thống, không đa dạng sản phẩm. Trong khi phần lớn các nước trên Thế giới khi nhập hồ tiêu đều tinh chế thành nhiều loại cho giá trị cao. Hiện nay một số nước như Đức, Singapore, Hà Lan, dù không SX hồ tiêu cũng nhập hồ tiêu từ Việt Nam để tinh chế thành các chất cho gia vị thực phẩm, đặc biệt là chất Pipermin (dùng cho chữa bệnh và gia vị thực phẩm),…sau đó họ tái xuất cho các nước khác trên Thế giới với giá trị cao hơn khoảng 30-40% giá trị sản xuất thô.

Hiện nay, một số loại hồ tiêu cho giá trị kinh tế cao nhưng chưa được đưa vào khai thác trên quy mô lớn như tiêu xanh, tiêu đỏ. Hồ tiêu đỏ sau khi chế biến có giá trị XK cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hồ tiêu đen. Loại hồ tiêu này được Ấn Độ tập trung SX và XK nhiều. Theo các chuyên gia đánh giá, cả hai loại hồ tiêu này Việt Nam đều có thể trồng được.

Ngồi ra, do chưa có thương hiệu nên đa phần hạt tiêu Việt Nam XK phải qua trung gian các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và được dán tem của các DN nước ngoài. Mặc dù chiếm gần 50% SL XK tồn cầu với bình qn hơn 100 ngàn tấn/năm nhưng hồ tiêu Việt Nam chưa được người tiêu dùng Thế giới biết đến.

B/ Chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Về chất lượng hồ tiêu đã dần được cải thiện và nâng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Theo các kết quả phân tích của đơn vị giám định, tiêu Chư Sê bảo đảm đạt chỉ tiêu vi sinh, khơng có vi khuẩn Ecoli gây bệnh dịch tả, khơng có vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn. Chỉ tiêu vệ sinh đạt tiêu chuẩn ASTA và TCVN, như: khơng có chất thải động vật, đặc biệt chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn quy định, như Aflatoxin chất phóng xạ, hàm lượng kim loại nặng... Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về tỷ lệ độ ẩm, đất đá, hạt mốc trong sản phẩm, ngun nhân chính là do cơng nghệ sau thu hoạch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hệ thống sân phơi, kho tàng bảo quản không bảo đảm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển sản xuất bền vững để hỗ trợ xuất khẩu hồ tiêu việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)