7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
2.3.1.2 Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của ngành hồ tiêu Việt
từ năm 2001 đến năm 2013
Diện tích gieo trồng: tăng từ 27.900 ha năm 2000 lên gần 60.000 năm 2013 (tăng gần 8,3%/năm), trong đó tăng nhanh nhất là thời kỳ 2000 – 2003 (trong 4 năm diện tích tăng gấp 1,81 lần từ 27.900 ha năm 2000 lên 50.499 ha). Đã hình thành vùng SX tập trung tại những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp. Hiện nay gần 90% diện tích, 95% sản lượng Hồ tiêu tồn quốc tập trung tại 2 vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, 90% diện tích và 94% sản lượng tập trung tại 6 tỉnh trọng điểm; trên 99% diện tích và sản lượng Hồ tiêu thuộc kinh tế cá thể. Hiện cả nước có gần 180 ngàn hộ trồng tiêu, bình qn diện tích hồ tiêu / hộ là 0,27ha. Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy diện tích trồng hồ tiêu tiếp tục mở rộng và tăng trưởng nóng. Chỉ trong vòng 3 năm (2011- 2013) đã có 2.500 ha được trồng mới và hiện tại vẫn đang tiếp tục tăng, nhất là tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Tính đến hết năm 2013, diện tích tiêu cả nước đã đạt gần 60.000 ha, vượt 17% so quy hoạch đến năm 2020 (50.000 ha) của Bộ NN&PTNT. Nguyên nhân, do giá tiêu duy trì ở mức cao liên tục trong 6 năm (2007-2013) khiến nông dân nhiều nơi tập trung trồng loại cây này dù đã được khuyến cáo khơng mở rộng diện tích ở những nơi không phù hợp. Đặc biệt là Gia Lai đã không thương tiếc chặt bỏ các loại cây trồng chủ lực một thời như cà phê, bời lời... để trồng tiêu. Tây Nguyên đang chiếm 50% SL tiêu cả nước với gần 60.000 tấn tiêu thu hoạch/năm. Tuy nhiên, những thành quả này có thể sẽ bị phá hỏng bởi sự phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, khai thác tận thu như hiện nay. Nhiều nơi SX hồ tiêu chưa bền vững, chưa kiểm sốt được tình trạng sâu
bệnh. Theo thống kê của VPA, dù diện tích canh tác tăng nhanh nhưng SL tiêu hàng năm khơng tăng tương ứng vì tiêu chết, năng suất tiêu giảm dần.
Diện tích thu hoạch: năm 2000 là 14,9 ngàn ha, chiếm 53,4% diện tích gieo trồng, năm 2013 là 55,8 ngàn ha, chiếm 93% diện tích gieo trồng tiêu.
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình trồng hồ tiêu tại 6 vùng trọng điểm của Việt Nam Nguồn: Thống kê của VPA năm 2013 Nguồn: Thống kê của VPA năm 2013
: Những vùng trồng tiêu tập trung
Năng suất: Biến động không nhiều và có chiều hướng giảm (năm 2000 đạt 26,3 tạ/ha, năm 2013 đạt 24,2 tạ/ha). Cụ thể theo khảo sát năm 2013 của Cục Trồng
trọt, năng suất bình quân hồ tiêu giảm xuống chỉ còn 2,4 tấn/ha so với năm 2010 đạt 3-3,5 tấn/ha. Đồng Nai có diện tích trồng thêm nhiều nhất, tăng khoảng 1.000 ha so với năm 2011 nhưng năng suất giảm từ 20,1 tạ/ha năm 2011 xuống còn 14,6 tạ/ha trong năm 2012. Điều này chứng tỏ, hồ tiêu đang được trồng trên những vùng đất khơng phù hợp vì năng suất hồ tiêu thường phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, mức độ chăm sóc và tình hình sâu bệnh. Ở một vùng nhất định với mức độ đất đai, khí hậu và tình hình sâu bệnh ổn định thì mức độ đầu tư, chăm sóc cho hồ tiêu thường phụ thuộc vào giá cả Hồ tiêu của thị trường, những năm Hồ tiêu được giá thì người dân thường chú ý đến đầu tư, chăm sóc vườn cây nên năng suất, chất lượng hồ tiêu cũng thường cao và ngược lại.
Sản lượng: Tăng nhanh từ 45.000 tấn năm 2000 lên 120.000 tấn năm 2013 (tốc độ tăng bình qn 5,78%/năm). Cụ thể: Giai đoạn 2000-2006, diện tích, SL và kim ngạch XK hồ tiêu tăng đột biến. Nếu như năm 2000, cả nước chỉ có 31.600 ha hồ tiêu, sản lượng 44.400 tấn thì đến năm 2006 đã tăng lên 50.000 ha, sản
lượng 105.000 tấn. Năm 2009 SL tiêu tăng mạnh tại Việt Nam: tiêu đen đã tăng từ 80.000 tấn (năm 2008) lên tới 100.000 tấn, Việt Nam đã chứng kiến một vụ bội thu về tiêu trắng, SL đã tăng từ 10.000 tấn trong năm 2008 lên 22.000 tấn trong năm 2009. Đến năm 2013, tổng SL SX hồ tiêu đạt hơn 120.000 tấn (tăng khoảng 10% so với năm 2012). Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là việc tăng SL hồ tiêu của Việt Nam trong các năm qua không phải do năng suất tăng cao mà chủ yếu là do mở rộng diện tích đất trồng. Theo khảo sát của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Việt Nam hiện có khoảng 60.000 ha hồ tiêu với năng suất trung bình là 2,4 tấn/ha. Dù diện tích vượt 10.000 ha so với quy hoạch, nhưng SL tiêu lại khơng tăng, thậm chí năm 2012 cịn thấp hơn 2011. Nguyên nhân là năng suất tiêu bình quân giảm mạnh do hàng trăm ha tiêu trồng tự phát đã bị dịch bệnh chết, hoặc không cho thu hoạch, năng suất thấp.