Giới thiệu sơ lược về SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 37 - 39)

2.1.1.1 Giới thiệu tổng quát

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank

Tên thƣơng hiệu: SCB

Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM

Vốn điều lệ: Kể từ ngày 30/09/2013, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương

Mại Cổ Phần Sài Gòn là 12.294.801.040.000 đồng (Mười hai ngàn hai trăm chín mươi bốn tỷ tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn đồng).

2.1.1.2 Lịch sử hình hành và phát triển

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô, được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND Tp.HCM với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, đến ngày 08/04/2003 chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa; Ngân hàng hợp nhất chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2012. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi lớn về quy mô tổng tài sản, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên của ngân hàng hợp nhất.

Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ

28

phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện nay SCB có khoảng 230 đơn vị trực thuộc trên cả nước, bao gồm: trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch, giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, SCB chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về tiềm lực tài chính, quy mơ hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngồi nước, từ đó cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.

2.1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính của SCB

SCB được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành theo quy định của Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ SCB. Các hoạt động kinh doanh chính của SCB bao gồm những hoạt động sau:

Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,

tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài; Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn; Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các cơng cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

29

Hoạt động cấp tín dụng: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá

khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh tốn; và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.

Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước

bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được NHNN chấp thuận.

Các dịch vụ ngân hàng khác: Nhận và chi trả kiều hối; Kinh doanh, cung

ứng dịch vụ ngoại hối và các sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác sau khi có sự chấp thuận của NHNN; Quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Môi giới tiền tệ; Cung ứng dịch vụ bảo hiểm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)