Đánh giá trách nhiệm quản lý của các đơn vị kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 61)

1.3 .2Việc phân cấp quản lý đối với doanh nghiệp

2.4 Tình hình thực tiễn đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty BASEAFOOD

2.4.2 Đánh giá trách nhiệm quản lý của các đơn vị kinh doanh

Các đơn vị kinh doanh thuần túy của công ty bao gồm: chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Xí nghiệp KD-DV, ngồi ra các đơn vị xí nghiệp I, II, II, IV, V cũng thực hiện kinh doanh. Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh là đơn vị xuất khẩu chính của cơng ty, xí nghiệp KD-DV kinh doanh các loại mặt hàng khác nhau thông qua các cửa hàng và siêu thị trong nƣớc, hiện nay xí nghiệp có hệ thống phân phối sản phẩm gồm Siêu thị hải sản Vũng Tàu, và siêu thị đặc sản Bà Rịa, cửa hàng Hải sản tại trạm dừng chân Long Thành, đội xe bán hàng lƣu động và các đại lý trong và ngoài tỉnh.

Các chỉ tiêu đánh giá đơn vị kinh doanh:

- Tỉ lệ lợi nhuận/ doanh thu: Hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Các bƣớc thực hiện đánh giá trách nhiệm quản lý của đơn vị kinh doanh:

Bƣớc 1: Trong kế hoạch của cơng ty có chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu chủ yếu của công ty đến từ các đơn đặt hàng từ nƣớc ngồi nên khơng ổn định qua các tháng. Bộ phận kế hoạch kinh doanh hỗ trợ Giám đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh dựa trên các đơn đặt hàng và kết quả của kỳ trƣớc.

Bƣớc 2: Thu thập thơng tin doanh thu và chi phí bán hàng trong kỳ. Tại các đơn vị, kế toán là ngƣời thực hiện các cơng việc thu thập thơng tin về tình hình kinh doanh và sản xuất. Thơng tin đƣợc thu thập bao gồm doanh thu trong kỳ, số lƣợng hàng bán trong kỳ, các chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán, công nợ,... Từ các thơng tin đó kế tốn sẽ tính tốn các chỉ số cần thiết để lập báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc đơn vị.

Bƣớc 3: Bộ phận kế toán lập báo cáo đánh giá kết quả kinh doanh đã thực hiện đƣợc trong kỳ định kỳ hàng tháng. Giám đốc công ty sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh doanh trong cuộc họp giao ban. Giám đốc công ty sẽ căn cứ vào tình hình của tất cả các đơn vị để có nhận định chung về các nguyên nhân gây ra các biến động về doanh thu và lợi nhuận và phát hiện các nguyên nhân chủ quan của Giám đốc đơn vị khiến đơn vị khơng thể hồn thành kế hoạch kinh doanh.

Phƣơng pháp định giá bán và định giá chuyển giao nội bộ

Do đặc điểm nghành nghề chế biến thủy sản nên công ty không chủ trƣơng sản xuất trƣớc mà đa số thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng.

Giá bán đƣợc tính bằng giá thành sản xuất ƣớc tính + các chi phí bán hàng + lợi nhuận dự kiến.

Ví dụ: Đơn hàng xuất khẩu Cá tẩm khơ 100g/ bịch: 6.500 kg đƣợc định giá nhƣ trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Phương pháp định giá bán

Các chỉ tiêu này đƣợc xác định dựa trên những chi phí phát sinh thực tế tại các đơn vị sản xuất. Các chi phí phát sinh tại các đơn vị sản xuất bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng. ( Các chi phí khác nhƣ chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại Công ty và không đƣợc phân bổ cho các đơn vị mà đƣợc tính vào kết quả cuối cùng của cả công ty.)

Phƣơng pháp định giá chuyển nhƣợng nôi bộ:

Các mặt hàng chuyển giao nội bộ của công ty là các mặt hàng đã có mặt trên thị trƣờng, nhu cầu mua hàng hóa trong nội bộ khi các đơn vị trong cơng ty khơng có đủ hàng hoặc sản xuất không kịp để giao hàng theo đúng tiến độ. Giá chuyển nhƣợng nội bộ đƣợc tính theo giá thị trƣờng. Giá chuyển nhƣợng nội bộ cũng đƣợc tính nhƣ giá bán sản phẩm thông thƣờng.

Giá bán = giá vốn hàng bán+ chi phí bán hàng + lợi nhuận ƣớc tính. Báo cáo đánh giá đơn vị kinh doanh đƣợc thể hiện trong bảng 2.4

Bảng 2.4 Báo cáo thực hiện kinh doanh xí nghiệp IV năm 2013

(Nguồn: Báo cáo giao ban tháng 12 năm 2012 và 2013 Xí nghiệp IV, cơng ty BASEAFOOD)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)