Bài học kinh nhiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32 - 34)

1.4 Kinh nghiệm phân loại nợ và trích lập và sử dụng DPRR để xử lý rủi ro tín

1.4.2 Bài học kinh nhiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó

đó có Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn Việt Nam

Theo xu thế phát triển, để có thể cạnh tranh và phát triển, các NHTM Việt Nam trong đó có Agribank phải từng bước chuyển mình, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cho chính ngân hàng mình. Mặc dù, việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel II địi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới. (Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2011)

Bên cạnh đó, bức tường và rào cản lớn nhất ở thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam là tính minh bạch. Chỉ khi có một nền tài chính minh bạch trong sạch, cơng khai thì những vấn đề tiêu cực trong phân loại nợ xấu nhằm

lảng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, hay việc đảo nợ tại các doanh nghiệp… mới khơng cịn tồn tại.

Riêng bản thân, Agribank cũng cần xác định trích lập dự phịng là quy định nhưng cũng là việc phải chủ động làm tốt để hoạt động kinh doanh của bản thân được hiệu quả và an tồn. Tính chủ động cần được đề cao ở Agribank, ở người lãnh đạo và ở cả nhân viên tác nghiệp. Vận dụng các quy định một cách linh hoạt, sáng tạo; mục tiêu không phải để tránh làm sai mà là để làm tốt nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động tín dụng trong ngân hàng là một hoạt động chịu rất nhiều yếu tố tác động và nguy cơ rủi ro cao. Để phòng trừ rủi ro, Ngân hàng cần củng cố công tác quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt trong đó, khâu phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng đóng vai trị quan trọng. Chỉ khi phân loại được chính xác khối lượng nợ có nguy cơ rủi ro, ngân hàng mới có cơ sở để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng hợp lý, đây là chỗ dựa, cũng như là phương pháp phòng vệ của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý thuyết tổng quan về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng. Dựa vào cơ sở lý thuyết trên và các quy định pháp luật, tác giả xin được tiến hành thực hiện chương 2: “Thực trạng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng tại NH No&PTNT VN”.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)