2.5 Thực trạng phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tíndụng tại Ngân hàng
2.5.2 Kết quả trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tíndụng
Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng phải đảm bảo trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm trích lập dự phịng; phản ánh đẩy đủ, trung thực chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo an tồn và phát triển bền vững của Agribank. Trường hợp tại thời điểm trích lập, các chi nhánh khơng đủ năng lực tài chính trích lập đủ dự phịng mà Agribank vẫn phải trích đẩy đủ và hạch tốn vào chi phí tồn hệ thống theo quy định, chi nhánh vẫn
tiếp tục có trách nhiệm bù đắp khi có khả năng tài chính. Trường hợp số tiền dự phịng khơng đủ để xử lý tồn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, Agribank – nơi cho vay hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phịng vào chi phí hoạt động.
Bảng 2.4: Trích ập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng của Agribank giai đoạn 2010 –2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Dư nợ Cam kết ngoại bảng Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Tổng dự phịng Sử dụng DP Số tiền trích thêm, hồn nhập trong năm 2010 414.755 128.688 4.005 4.020 8.025 1.564 5.664 2011 443.476 143.476 4.292 12.698 16.990 2.559 11.524 2012 480.453 120.075 4.377 19.251 23.628 2.158 8.796 2013 530.600 126.190 4.775 28.550 33.325 3.027 12.724 ( guồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013 Agribank)
Quỹ dự phịng rủi ro là “chốt chắn an tồn” của vấn đề nợ xấu nhưng trích lập dự phịng lại ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của Ngân hàng, cho nên con số trích lập này ln khiến các Ngân hàng đau đầu, trích bao nhiêu là phù hợp, là tốt nhất?
Trong các năm vừa qua, dư nợ của Agribank tăng trưởng khá tốt, nên dự phòng chung cũng tăng lên qua các năm, tuy nhiên con số này tăng khơng nhiều. Số dự phịng phải trích bổ sung hàng năm phần lớn là do số trích lập dự phịng cụ thể tăng.
Số phải trích lập dự phịng cụ thể tăng khá nhiều vì những năm vừa qua tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, kinh doanh khơng được thuận lợi và dễ dàng như trước, khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ hoặc khách hàng được ngân hàng xem xét cho gia hạn… nên nợ nhóm bị nhảy lên nhiều. Bên cạnh đó, tình hình bất động sản cũng khá u buồn, giá bất động sản rớt thê thảm, rất ít giao dịch được thực hiện, nên các NH buộc phải xem xét và đánh giá tài sản đảm bảo lại cho phù hợp.
Năm 2010, mặc dù dư nợ tăng trưởng tốt, đạt mục tiêu 414.755 tỷ đồng nhưng số trích lập dự phịng bổ sung chỉ là 5.664 tỷ đồng, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Agribank năm 2010 khá tốt, các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo có chất lượng (giá trị cao, thanh khoản tốt, rủi ro thấp…)
Năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn: khủng hoảng, lạm phát, các khoản vay lớn đối với các cơng ty, tập đồn tài chính Nhà nước bị phá sản, thị trường bất động sản “đóng băng”... để đảm bảo an tồn cho hoạt động của mình, các chi nhánh buộc phải xem xét đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay, định giá ở mức thấp hơn cho phù hợp với khả năng có thể phát mãi nếu có rủi ro phát sinh. Số sử dụng dự phòng cũng tăng hơn 1,6 lần so với năm trước. Vì vậy, số trích lập dự phòng bổ sung cho năm 2011 tăng mạnh, gần gấp đôi năm 2010, đạt mức 11.524 tỷ đồng.
Năm 2012 thì tình hình có khả quan hơn, tỷ lệ nợ xấu giảm, số sử dụng dự phịng tương đối ít, giảm gần 17% so với năm 2011, nên số trích lập dự phịng bổ sung cho năm này cũng giảm đi đáng kể, giảm 23% so với năm 2011, đạt mức 8.796 tỷ đồng, điều này cho thấy cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu được thực hiện tương đối tốt và hiệu quả.
Năm 2013, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tổng cầu giảm kéo theo nhiều hệ lụy, sản xuất cũng bị thu hẹp, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Số sử dụng
dự phòng cho năm này cũng tăng mạnh, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2012, đạt mức 3.027 tỷ đồng. Thêm vào đó, các xếp loại các nhóm nợ theo quy định cũ và theo quy định mới, cụ thể là thơng tư 02 sắp áp dụng có nhiều điểm sửa đổi, và nếu xét các nhóm nợ theo quy định mới thì số nợ bị chuyển nhóm cao hơn sẽ nhiều hơn, nợ xấu theo đó cũng sẽ tăng nhiều. Theo tình hình đó, thì số trích lập DPRR cũng sẽ phải tăng lên. Để bớt áp lực cho chính mình, các NHTM trong đó có Agribank đều chủ động xem xét, đánh giá lại các món vay cũng như tài sản đảm bảo, trích lập dự phịng tương đối để khi thơng tư 02 có hiệu lực thì các Ngân hàng khơng bị “bóp nghẹt”. Mức trích lập bổ sung cho năm 2013 là 12.724 tỷ đồng, tăng 44,66% so với năm 2012.
Trong các năm qua số tiền XLRR tín dụng ln nhỏ hơn tổng số thực tế đã trích lập, thể hiện việc chủ động trong việc phân loại nợ, trích lập dự phịng để đối phó với các rủi ro tín dụng phát sinh của Ngân hàng. Trong năm liên tiếp gần đây, nền kinh tế liên tiếp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, biến động lãi suất ngân hàng và tỷ giá bất lợi, sự đóng băng của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán kéo theo nhiều hệ lụy cho các ngành kinh doanh khác. Hơn nữa, ưu tiên cấp tín dụng cho lĩnh vực tam nông, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh, các hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực này, ngồi việc phải đối phó lại với những bất lợi của nền kinh tế thì lại phải gánh chịu nhiều những thiệt hại do bất lợi của thời tiết, khí hậu hay dịch bệnh,… điều này đã làm xuất hiện thêm nhiều khoản nợ ở nhóm 5. Cũng chính vì vậy, nên số sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong những năm qua liên tục tăng.
Mặt khác, nhận thức rõ việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bằng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng được trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chưa thanh tốn được để ổn định tình hình tài chính. Do vậy, NHNo&PTNT
chú trọng xử lý nợ xấu theo các biện pháp như gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ngoài ra tập trung tăng cường mở rộng tín dụng, tăng trưởng cho vay trên cơ sở an toàn, hiệu quả nhằm bù đắp những tổn thất do các khoản nợ đã tồn đọng là chủ yếu. Sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu chỉ là biện pháp cuối cùng mà NH áp dụng để chuyển theo dõi ngoại bảng tăng qua từng năm nhằm lành mạnh hóa nội bảng. Trường hợp này chỉ áp dụng sau khi đã áp dụng các biện pháp mà khơng thu hồi được nợ. Chính vì vậy, trong các năm qua, số sử dụng dự phòng rủi ro thấp hơn so với số thực tế đã trích lập.
Biểu đồ dưới đây sẽ minh họa rõ hơn mức độ tăng của số trích lập dự và sử dụng phịng rủi ro tín dụng qua các năm mà ta mới phân tích ở trên:
Biều đồ 2.1: Trích ập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng của Agribank giai đoạn 2010 – 2013
Đvt tỷ đồng
( guồn Báo cáo thường ni n và kết quả hoạt động kinh doanh Agribank)