Hoàn thiện các căn cứ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 73)

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

3.2.1 Hoàn thiện các căn cứ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

Để việc phân loại nợ phản ánh chính xác hơn về chất lượng của các món nợ thì các NHTM phải dựa trên những căn cứ phù hợp hơn, ví dụ như ngồi yếu tố định lượng như yếu tố thời hạn thì phải dựa trên nhiều yếu tố định tính như là các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh, chất lượng quản lý nội bộ, uy tín và lịch sử hoạt động... Từ đó, kết quả phân loại nợ nhận được tốt hơn, dẫn tới kết quả trích lập dự phịng rủi ro hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn hoạt động và lợi nhuận hợp lý cho Ngân hàng.

Hiện nay, tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới thì ngân hàng thương mại đều áp dụng CMKTQT số 39 để phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. Do vậy, để phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập, Ngân hàng cần từng bước áp dụng chuẩn mực kế toán này trong phân loại nợ và trích lập DPRR. Ví dụ: bổ sung thêm giá trị khoản vay phải được tính theo giá trị khấu hao và sử dụng phương pháp lãi suất thực tế thay vì giá trị sổ sách; tài sản đảm bảo cần đánh giá theo giá trị hiện tại được chấp nhận bởi tổ chức thẩm định, chiết khấu theo lãi suất thực tế. (Giá trị tài sản đảm bảo là giá trị ước tính thu hồi được trong tương lai khi khách hàng mất khả năng thanh tốn nợ cho nên nó phải được đưa về hiện tại theo phương pháp lãi suất thực tế)

Mọi loại tài sản đều có thể đưa đến những rủi ro cho NH: các khoản cho vay trung dài hạn, cho vay vốn lưu động, hàng tồn kho, cho th tài chính, đầu tư, góp vốn cổ phần, tài sản khác... Mỗi cách thức sử dụng vốn của

NH thì chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau, do đó mức độ rủi ro cũng khác nhau. Vì vậy, NH cần đánh giá chính xác mức độ rủi ro của các tài sản để thực hiện trích lập dự phịng rủi ro đạt hiệu quả. Hoạt động cho vay của NH có thể được phân thành năm hạng như sau:

(1) Nợ đủ tiêu chuẩn (standard or pass): là các khoản cho vay mà ngân hàng khơng nghi ngờ gì về khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản cho vay này được đảm bảo đầy đủ, cả vốn gốc và lãi bằng tiền hoặc các giá trị thay thế cho tiền như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc và trái phiếu.

(2) Nợ cần chú ý (specially mentioned or watch): là các khoản cho vay có thể tiềm ẩn yếu tố mất khả năng hồn trả nợ vay trong tương lai nếu khơng kiểm tra hoặc xem xét.

(3) Nợ dư i tiêu chuẩn (substandard): là những khoản cho vay mà khả năng trả nợ bị thiệt hại, nguồn trả nợ cơ bản bị thiếu hụt và ngân hàng phải cần đến nguồn trả nợ thứ cấp. Đó là những tài sản thế chấp, bán tài sản cố định, tái tài trợ hoặc vốn khác. Những khoản nợ quá hạn ít nhất 30 ngày cũng thường được xếp vào hạng dư i chuẩn.

(4) Nợ nghi ngờ (doubtful): là những khoản cho vay mà khả năng tổn thất là rõ ràng, việc thu hồi nợ trọn vẹn là đáng ngờ và không chắc chắn. Những khoản vay đã quá hạn ít nhất 180 ngày là thuộc hạng này, trừ phi những khoản vay đó có đảm bảo. Khả năng tổn thất của những khoản vay này là rõ ràng nhưng chưa đến mức xếp hạng tổn thất.

(5) Nợ không thu hồi được (loss): là những khoản vay được xem là không thể thu hồi, giá trị thấp kém, mặc dù vẫn được cãi là tài sản của ngân hàng nhưng trong tương lai khơng có khả năng phục hồi. Những khoản cho vay quá hạn ít nhất 1 năm đều được xếp hạng tổn thất, trừ khi khoản vay đó có đảm bảo chắc chắn.

Greuning & Bratanovic (2009, trang 177-178)

Trên cơ sở phân loại nợ thành các hạng khác nhau, ngân hàng có thể trích dự phòng rủi ro theo những tỷ lệ tương ứng cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Đề xuất tỷ ệ trích ập dự phịng rủi ro tín dụng

Hạng Tỷ lệ trích lập dự phịng

Nợ đủ tiêu chuẩn 1% - 2%

Nợ cần chú ý 5% - 10%

Nợ dưới tiêu chuẩn 10% - 30%

Nợ nghi ngờ 50% - 75%

Nợ không thu hồi được 100%

Việc xây dựng các mức trích lập dự phịng trên dựa trên cơ sở những số liệu thống kê cụ thể. Ở những nước phát triển, khuôn khổ pháp lý chặt chẽ như Mỹ, con số thống kê cho thấy khoảng 10% nợ dưới tiêu chuẩn sẽ xấu đi và trở thành tổn thất, tương tự vậy với nợ nghi ngờ và nợ không thu hồi được là 50%, 100%. Ở các nước đang phát triển, khuôn khổ không chặt chẽ bằng, ước tính khoảng 20 đến 25% nợ dưới tiêu chuẩn sẽ trở thành tổn thất. (Greuning & Bratanovic, 2009, trang 184-185)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)