Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 84 - 99)

3.3 Kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với NHNN

Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng nói chung cũng như cơng tác phân loại nợ và trích lập và sử dụng DPRR tín dụng nói riêng của các NHTM, kịp thời phát hiện những sai sót, sai phạm, phịng ngừa xu hướng cạnh tranh khơng lành mạnh, nới lỏng các điều kiện khi phân loại và trích lập… để có thể chỉnh sửa, khắc phục nhanh chóng, triệt để; đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM. Đồng thời, có thể đưa ra những chỉ đạo, phòng ngừa cho các NHTM khác phù hợp và kịp thời hơn.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần nhanh chóng thực hiện các việc làm cụ thể như sau:

- Phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam tiến dần đến CMKTQT và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn phương pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở các NHTM theo các chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao tính minh bạch thơng tin của tất cả các TCTD.

- Nâng cao chất lượng TTTD tại trung tâm TTTD của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thơng tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp để các NHTM thấy rõ quyền và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng TTTD.

- Hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo hàng dọc từ trung ương xuống cơ sở, có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của thanh tra NHNN. Thường xuyên kiểm tra, giám sát buộc các NHTM phải thực hiện đầy đủ các quy định của Luật ngân hàng, các quy định, nghị định đã ban hành nhằm nâng cao năng lực và tính ổn định trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

(1) Nâng cao chất lượng phân tích tình hình TC và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích BCTC và xác định các "điểm" nhạy cảm.

(2) Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận với việc đánh giá chất lượng, điều hành rủi ro trong nội bộ các TCTD, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ trong việc trích lập dự phịng rủi ro.

- Mỗi NHTM đều có những đặc điểm kinh doanh riêng, có những nhóm khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau với đặc điểm kinh doanh khác nhau; và sự gắn bó, thấu hiểu giữa các NHTM với khách hàng của họ. Vì vậy, các NHTM mới thật sự hiểu rõ hoạt động kinh doanh, khách hàng, tình hình tài chính cũng như mức độ rủi ro có thể xảy ra. Điều này đơi khi các công ty kiểm toán độc lập hay Thanh tra Ngân hàng khó lịng biết rõ được. Việc trích lập DPRR tín dụng cũng nhằm mục đích bảo đảm an tồn cho hoạt động của các NHTM. Vì vậy, NHNN nên tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam chủ động hơn trong nghiệp vụ trích lập DPRR tín dụng, hướng tới nới lỏng dần tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ trong 5 nhóm nợ được quy định tại QĐ 493/2000/ QĐ- NHNN. Khi đó, các NHTM Việt Nam sẽ chủ động hơn trong việc quản trị chi phí hoạt động, lợi nhuận và sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, thực hiện và hồn thiện cơng tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng là một việc phải làm và phải làm tốt của các NHTM nếu còn hoạt động kinh doanh. Các Ngân hàng phải làm điều đó vì u cầu của NHNN, đòi hỏi của các tổ chức, đối tác… nhưng trên hết là vì nhu cầu của chính bản thân các NHTM nhằm nâng cao chất lượng quản trị nội bộ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Việc định hướng, chủ động xây dựng một quy chế về trích lập DPRR tín dụng theo IAS là một việc làm cấp thiết hiện nay của các NHTM.

Chương 3 của đề tài đã tập trung nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ cũng như NHNN với mong muốn phương pháp trích lập DPRR tín dụng của Việt Nam sẽ tiến dần đến với thông lệ Quốc tế cũng như phát huy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và của cả nền kinh tế.

LỜI KẾT

Mặc dù hiện nay các NHTM VN nói chung và cả Agribank đều đang phát triển mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu, hướng đến tiêu chí hoạt động như một ngân hàng hiện đại, mở rộng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng, mong muốn tăng dần tỷ trọng của các sản phẩm dịch vụ này và giảm dần các dịch vụ truyền thống trước đây để tạo ra nguồn thu ổn định và ít rủi ro hơn. Nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại nguồn thu chính cho các Ngân hàng.

Rủi ro là điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh, cho nên việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR để XLRR là điều cần thiết và tất yếu phải thực hiện. Trong một nền kinh tế đang phát triển, hành lang pháp lý chưa thật sự hoàn thiện, chưa đủ để bảo vệ các ngân hàng thì việc các ngân hàng chủ động tạo ra một nguồn quỹ để bù đắp những rủi ro, tổn thất trong quá trình hoạt động kinh doanh là hoàn toàn hợp lý. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhưng phòng bệnh như thế nào là hiệu quả, cũng giống như trong môi trường đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng trích đúng, trích đủ nguồn để vừa đủ bù đắp những rủi ro có thể xảy ra. Như vậy thì việc trích lập dự phịng mới thực sự có ý nghĩa, giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra an tồn, sn sẻ và hiệu quả.

Là một trong những NHTM hàng đầu, trong thời gian qua, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng, tuy nhiên, cũng khơng tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua nhằm đề xuất những giải pháp hồn thiện cơng tác này.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm, kiến thức và thời gian nghiên cứu giới hạn, tác giả khơng thể tránh khỏi thiếu sót khi thực hiện luận văn. Đây là một đề tài thực tiễn đòi hỏi sự tìm tịi học hỏi và áp dụng từ thực tế liên tục nhằm mang lại sự ổn định và an toàn cho hoạt động thường ngày của các NHTM. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân tình của Q thầy cơ và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh:

1. Alain Laurin & Giovanni Majnoni, 2003. Bank loan classification and provisioning practices in selected developed and emerging countries.

Washington, D.C.: World Bank.

2. Anthony Saunders & Marcia Millon Cornett, 2008. Financial Institutions Management: A Risk Management Approach. 6th ed.

Boston: McGraw-Hill/ Irwin.

3. Basel Committee on Banking Supervision, 2013. A brief history of the

Basel Committeee.

4. Hennie Van Greuning & Sonja Brajovic Bratanovic, 2009. Analyzing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance and Risk Management. 3rd ed. Washington D.C: World Bank.

5. Timothy W. Koch, 1995. Bank Management. 3rd ed. Fort Worth, Tex: Dryden Press.

Tiếng Việt

6. Đào Mai Phương, 2012. Xử lý nợ xấu Đảm bảo an ninh tài chính trong

hệ thống ngân hàng, 10/2012. Bộ Tài chính, Viện chiến lược và chính

sách tài chính.

7. Hỏa Ca, 2012. Habubank lỗ, lộ nợ xấu ngân hàng. Tạp chí Nhịp cầu đầu tư.

8. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2013. Vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel nhằm hạn chế nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm, số 3, trang 74-75.

9. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Nghiên cứu trao đổi: Vấn đề áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối v i các ngân hàng thương mại Việt Nam

10. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc gân hàng hà nư c Ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, 22/04/2005.

11. Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc gân hàng hà nư c về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- H ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc gân hàng hà nư c. Hà Nội, 25/04/2007.

12. Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 02/2013/TT- H Quy định về

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư c ngồi. Hà Nội, 21/01/2013.

13. Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 09/2013/TT- H Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư c ngoài đối v i khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Hà Nội,

25/03/2013.

14. Ngân hàng nhà nước, 2014. Thông tư 14/2014/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc gân hàng hà nư c. Hà Nội, 20/05/2014. 15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2011,

Quyết định 1197/QĐ-HĐTV_XLRR về việc ban hành Hư ng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012,

Quyết định 2800/QĐ-HĐTV_XLRR về việc sửa đổi bổ sung Quyết định 530/QĐ-HĐTV_XLRR về ban hành quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong trong hệ thống Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012,

Quyết định 469/QĐ-HĐTV_XLRR về ban hành quy định loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012,

Quyết định 530/QĐ-HĐTV_XLRR về ban hành quy định sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong trong hệ thống Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012. Cẩm

nang Tín dụng.

20. Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2010. Báo

cáo thường niên 2010.

22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2011. Báo

cáo thường ni n năm 2011.

23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam, 2013. Tạp

chí Thơng tin Chào mừng 25 năm thành lập Agribank.

24. Nguyễn Công Nghiệp & Lê Tiến Phúc,1998. Xếp hạng tín nhiệm - Nguyên lý và thực tiễn, NXB Tài Chính

25. Nguyễn Đại Lai, 2006. Nghiên cứu trao đổi: Bình luận và gi i thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ Ban Basel về Thanh tra - Giám sát Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

26. Nhóm nghiên cứu – Phòng giám sát 1, 2001. Những điểm m i của Basel và liên hệ v i Việt Nam, 08/03/2001. Bảo hiểm Tiền gửi Việt

Nam.

27. Phạm Duy Hùng, 2012. Xếp hạng Tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trong: Hội nghị Đánh giá tác

động Xếp hạng Tín dụng đối v i hoạt động Ngân hàng và Doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội, 21/09/2012. CICB.

28. Phạm Thu Thủy & Đỗ Thị Thu Hà, 2013. Đổi m i cách thức đo lường

rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống.

29. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị gân hàng Thương mại.

Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội

30. Website: Kênh thông tin kinh tế tài chính Việt Nam http://cafef.vn/ 31. Website: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

http://agribank.com.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Các nội dung cơ bản trong Quyết định 493

1. Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, TCTD hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngồi, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải trình NHNN chính sách lập dự phòng của ngân hàng mẹ để xem xét, quyết định.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

2. Đối tượng phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Các NHTM phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD đối với các khoản cho vay, các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán trừ các trường hợp sau:

 Các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra tổn thất.

 Các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD mà TCTD không chịu bất cứ rủi ro nào thì TCTD khơng phải trích lập dự phịng rủi ro nhưng vẫn phải tiến hành phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho cơng tác quản lý rủi ro tíndụng.

3. Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Thời điểm phân loại nợ và trích lập DP RRTD được quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN như sau:

 Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phịng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.

 Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, TCTD thực hiện việc phân loại nợ và TLDPRR đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

 Đối với các khoản nợ xấu, TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và RRTD.

4.Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Theo quy định NHTM thực hiện trích lập 2 loại DP RRTD là dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

 Dự phịng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 cộng với các cam kết ngoại bảng. Trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày 15/05/2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)