Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 34 - 39)

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nông thơn Việt Nam

2.1.1 Q trình hình thành và phát triển

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mảng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank là Chủ tịch và thành viên những hiệp hội quốc tế liên quan đến Nông nghiệp Nông thôn đồng thời nhiều lần được đăng cai tổ chức nhiều Hội nghị quốc tế như ABA, FAO, APRACA, CICA.

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang khơng ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế của đất nước. (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014)

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank

Tính đến năm 2013, Agribank đã trải qua một chặng đường dài 25 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng Agribank vẫn ngày càng lớn mạnh, vẫn luôn khẳng định được vị thế, vai trò chủ lực của NHTM nhà nước và đồng hành sát cánh cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế đất nước. Vốn điều lệ của Agribank đến thời điểm 31/12/2013 đạt tới con số 29.605 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Báo cáo thường niên và kết quả hoạt động kinh doanh Agribank và Thông tin Chào mừng 25 năm thành lập Agribank)

Tổng tài sản cũng tăng đều và mạnh qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản đạt mức 524.987 tỷ đồng. Năm 2011, tuy là một năm khó khăn và thách thức khi lãi suất NH tăng cao để kiềm chế lạm phát, tổng tài sản của NH vẫn tăng thêm 5,1% và đạt mức 562.245 tỷ đồng. Trong năm 2012, hàng loạt các cuộc sát nhập ngân hàng diễn ra, nhưng kết quả kinh doanh của Ngân hàng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Vốn điều lệ 20.810 29.605 29.605 29.605 Tổng tài sản 524.987 562.245 617.859 705.365 Tổng nguồn vốn 474.941 505.792 557.028 626.390 Tổng dư nợ 414.755 443.476 480.453 530.600 Lợi nhuận trước thuế 3.480 3.514 4.354 4.427

vẫn có sự khởi sắc đáng kể. Tổng tài sản trong năm tăng thêm 9,89%, đạt mức 617.859 tỷ đồng và năm 2013, tổng tài sản đã đạt mức 705.365 tỷ đồng. Tuy nhiên, có được kết quả này là do tình hình kinh tế năm 2012 đã có dấu hiệu ổn định hơn, khởi sắc hơn. Mặt khác, nhờ vào lợi thế mạng lưới rộng khắp và uy tín lâu năm của ngân hàng cũng như những chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo Ngân hàng, sự đồng thuận, nỗ lực của toàn hệ thống, nên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn tương đối khả quan.

Lợi nhuận trước thuế của Agribank cũng vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Năm 2010 đạt 3.480 tỷ đồng, năm 2011 đạt 3.514 tỷ, 2012 đạt mức 4.354 tỷ và năm 2013 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 4.427 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2012, do năm 2013 tình hình kinh tế vẫn chưa hồi phục mạnh, nợ xấu tăng do bất động sản bị đóng băng, thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, nợ cũ biến thành nợ xấu… tuy lợi nhuận tăng khơng nhiều nhưng đó cũng là cả một nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Agribank. Năm 2014 vẫn cịn nhiều khó khăn, thậm chí cịn khó khăn hơn trước nhưng Agribank quyết tâm khơng ngừng nỗ lực, cùng cố gắng duy trì, giữ vững phong độ vượt qua giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế.

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng luôn được chú trọng phát triển trong suốt thời gian hoạt động. Trong những năm qua, Agribank không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, cũng như nhờ vào vị thế là Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nơng thơn và nền kinh tế đất nước, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn mà hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong những năm qua khơng gặp khó khăn. Trong các năm qua, Agribank vẫn tăng trưởng nguồn vốn huy động đều đặn. Cụ thể, năm 2010, tổng vốn huy động là 474.941 tỷ đồng. Năm 2011

tăng trưởng lên đến 505.792 tỷ đồng mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn liên tục trong các năm trước. Đặc biệt, năm 2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt mức 557.028 tỷ đồng đã trở thành ngân hàng có tổng vốn huy động cao nhất. Agribank luôn hướng đến việc tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định cao, đảm bảo cơ cấu với nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao để góp phần đảm bảo an tồn thanh khoản của toàn hệ thống. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đã đạt đến con số 626.390 tỷ đồng.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn tăng trưởng đều đặn. Năm 2010 đạt mức 414.755 tỷ đồng, năm 2011 tăng thêm 6,92% đạt mức 443.476 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt 480.453 tỷ đồng; và đạt mốc 530.600 tỷ đồng trong năm 2013. Trong các năm qua, Agribank đã ban hành kịp thời một số cơ chế, chính sách tín dụng, chỉ đạo điều hành hoạt động này đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Agribank giảm dần dư nợ cho vay phi sản xuất, tập trung cân đối vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu. Do vậy, dư nợ tín dụng của Ngân hàng khơng ngừng tăng lên và cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng hợp lý.

Bên cạnh đó, Agribank cũng tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thẻ, ATM. Phát triển mạnh hệ thống SPDV, Agribank tích cực chung tay cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện thành cơng chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

2.2 Cơ sở pháp lý về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng tại Việt Nam

2.2.1 Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại Việt Nam Việt Nam

Việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD của các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 493, Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (hiệu lực 01/06/2013), Thông tư 12/2013/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN (sửa đổi thời gian hiệu lực thi hành Thông tư 02 từ ngày 01/06/2013 sang ngày 01/06/2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/ TT-NHNN (hiệu lực 20/03/2014), Thông tư 14/2014/TT-NHNN về việc Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN (hiệu lực 22/03/2014). Trong giới hạn luận văn nghiên cứu đến thời điểm năm 2013 nên ta sẽ xem xét các văn bản có hiệu lực thi hành đến thời điểm này, là Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN đồng thời bổ sung thêm một số thông tin mới cập nhật từ những thông tư đã ra nhưng chưa đến thời điểm thực thi kể trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)