1.3. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM
1.3.1.5. Áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng
Mức độ cạnh tranh hiện tại của ngành ngân hàng tùy thuộc vào: mức độ tăng trưởng của ngành, quy mô thị trường, số lượng các đối thủ cạnh tranh và quy mô của họ cũng như mức độ quan trọng của các rào cản rút lui (thu hồi vốn đầu tư, hình ảnh, tên hiệu và uy tín của các ngân hàng, các trở ngại về pháp luật).
Một trong những thách thức của các ngân hàng hiện nay là không chỉ phải cạnh tranh trong một quốc gia mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng khổng lồ trên thế giới. Do đó, khi nghiên cứu mức độ cạnh tranh trong ngành các ngân hàng phải xem xét tầm quan trọng chiến lược của hoạt động kinh doanh hiện tại đối với toàn bộ hoạt động và mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh đặt ra, đặc biệt là tiềm lực của
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường như khả năng kinh doanh, nguồn lực cạnh tranh của họ, trạng thái tài chính, thị phần hiện tại.
1.3.2. Nhóm yếu tố mơi trường nội bộ
1.3.2.1. Năng lực tài chính của NHTM
Nguồn lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó. Chính vì vậy, năng lực quản lý nguồn lực tài chính nói chung và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nó có thể làm giảm nguồn lực tài chính, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhưng cũng có thể làm tăng lên nguồn lực tài chính, thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng.
Năng lực quản lý tài chính tốt thể hiện ở các mặt: quản lý tốt khả năng sinh lời của vốn hợp lý; quản lý rủi ro, quản lý chi phí hoạt động kinh doanh tốt, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ tồn đọng có hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh, đồng thời tạo sự tăng trưởng cho lợi nhuận… Tất cả những điều này sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng cường và phát triển nguồn lực tài chính cho ngân hàng.
1.3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Con người - đó là nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Bổ dụng những con người có trình độ, kĩ năng và cả những cá tính cần thiết cho thực thi hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NHTM. Với một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết với cơng việc; có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và công việc, hiểu sâu về sản phẩm tín dụng, kết hợp các sản phẩm để có một cơ cấu sản phẩm tốt; năng động sáng tạo đưa ra các quyết định tín dụng ngắn hạn nhanh và chính xác. Những phẩm chất, yếu tố đó của người cán bộ tín dụng sẽ giúp tạo hình ảnh đẹp, nâng cao uy tín cho ngân hàng; nâng cao chất lượng các khoản vay, chiết khấu…giảm mức rủi ro xuống mức thấp nhất; người cán bộ tín dụng ngắn hạn cũng có thể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Các ngân hàng muốn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn các đối thủ khác thì trước hết họ phải nghiên cứu và nắm chắc nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, của từng thị trường cụ thể, để từ đó đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình, đồng thời đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng. Hơn nữa, hoạt động marketing còn giúp quảng cáo, khuyếch trương các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến người dân, để người dân có nhiều hiểu biết về tiện ích của các nghiệp vụ ngân hàng và từ đó lơi kéo họ đến với các ngân hàng. Marketing cịn giúp nâng cao hình ảnh, tên hiệu, uy tín và vị thế của các ngân hàng, tạo ra ấn tượng trong lòng khách hàng. Đây là một điều hết sức quan trọng đặc biệt đối với ngành ngân hàng. Vì khi khách hàng đã có ấn tượng đẹp, có sự tin tưởng vào một ngân hàng nào đó thì họ sẽ chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó mà thơi. Với uy tín, vị thế có được, ngân hàng sẽ được khách hàng tin tưởng gửi tiền dù phải chịu lãi suất thấp, còn các doanh nghiệp sẽ muốn ngân hàng này tài trợ vì họ được tiếng là một ngân hàng uy tín tài trợ. Do vậy, ngân hàng đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, và tạo được một vị thế vững vàng trên thị trường.
1.3.2.4. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ giao tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, là quan hệ làm việc trong nội bộ ngân hàng. Thơng qua đó, các quan hệ giao tiếp thể hiện bản sắc riêng của ngân hàng, gắn liền với phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa mỗi địa phương mà ngân hàng hoạt động. Văn hóa doanh nghiệp cũng cịn là các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, đóng góp với cộng đồng của ngân hàng. Thơng qua đó tạo sự gắn kết giữa cán bộ, nhân viên, trong ngân hàng, kích thích tính sáng tạo, hăng say làm việc của cán bộ, nhân viên. Đồng thời tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng. Những yếu tố đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.3.3. Công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu nhược điểm đặc biệt của họ. Ma trận này là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi, vì nó bao gồm cả các yếu tố bên ngồi lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định đến sự thành cơng của doanh nghiệp. Ngồi ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm được đánh giá của các công ty cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu. Việc so sánh cung cấp cho ta nhiều thơng tin chiến lược quan trọng.
Ma hình ảnh cạnh tranh được lập theo 5 bước.
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành cơng của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.
Bảng 1.1: Mơ hình ma trận hình ảnh cạnh tranh
Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 …… Yếu tố n Tổng cộng 1,00 xx
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.
Bước 5: Tính tổng điểm cho tồn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
Theo đó, nếu tổng số điểm của tồn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận là 4 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối cao. Nếu từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các khái niệm về cạnh tranh, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, các cơng cụ cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong chương này cũng xác định những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng giúp tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với thực trạng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong hoạt động cho vay KHCN tại TPHCM sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về NH TMCP Công thương Việt nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Anh: Vietnam Bank For Industry And Trade. Tên trong nước: NH TMCP Công Thương Việt Nam. Tên giao dịch : NH TMCP Công Thương Việt Nam. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietinbank.
Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.
NH TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch,151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, có 9 Cơng ty hạch toán độc lập là Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng ty Chứng khóan Cơng thương, Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Cơng đồn, Cơng ty Chuyển tiền tồn cầu, Cơng ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng Indovina. Sau hơn 25 năm hoạt động, Vietinbank đạt được những thành tựu tiêu biểu như:
+ Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
+ Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. + Là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế.
+ Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh.
Mục tiêu của Vietinbank là phát triển – an toàn – bền vững. Trong đó, phấn đấu thành ngân hàng dẫn đầu về thu phí dịch vụ. Chính vì vậy, Vietinbank đã vả đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường, phát triển năng động, hiệu quả.
Từ năm 1998 đến nay, do đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh, NH TMCP Công Thương Việt Nam được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen. Năm 1999 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Liên tục trong các năm 2000-2013 được nhiều cấp khen thưởng.
Về công nghệ ngân hàng tại Vietinbank thì hiện nay hệ thống core-banking đã và đang tiếp tục nâng cấp và hồn thiện, hệ thống cơng nghệ thơng tin được trang bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng được quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động của chi nhánh trên tồn hệ thống.
Về lao động thì lực lượng cán bộ đã được chuẩn hóa và trẻ hóa,100% cán bộ các nghiệp vụ chính như tín dụng, kế tốn, quản lý rủi ro, . . đều có trình độ đại học trở lên, được đào tạo chính quy tại các trường đại học lớn trong cả nước.
Các mảng tập trung phát triển chiến lược Chiến lược ngắn hạn và trung hạn. Phát triển và hoàn thiện danh mục dịch vụ & sản phẩm theo nhóm khách hàng và tạo lập dịch vụ & sản phẩm trọn gói. Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ để tối đa hóa khả năng bán hàng theo nhóm khách hàng, nâng cao hiệu quả bán hàng, chuyên nghiệp hóa hoạt động. Hồn thiện, chuẩn hóa các cơ chế, quy trình nghiệp vụ áp dụng trong quản lý điều hành kinh doanh.
Chun mơn hóa sâu, nâng cao kỹ năng làm việc, nâng cao năng suất lao động của cán bộ. Phát triển mạnh các sản phẩm & dịch vụ phi tín dụng, tăng tỷ lệ thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập. Hình thành cơ cấu tài sản nợ, tài sản có phù hợp, đảm bảo tăng trưởng bền vững và nội bộ Phát triển nguồn nhân lực.
Vietinbank khu vực thành phố Hồ Chí Minh gồm 21 chi nhánh và 01 văn phịng đại diện, trong đó chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trị chi nhánh chủ lực, tập trung tất cả các mảng nghiệp vụ chủ yếu.
Các chi nhánh thực hiện đầy đủ các chức năng của NHTM như huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngọai tệ, chi trả kiều hối…, hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt về đầu tư tín dụng góp phần phát triển nơng nghiệp và nông thôn.
Về cơ sở vật chất thì Chi nhánh có trụ sở tương đối khang trang phân bố ở khu vực nội thành và ngoại thành, tập trung chủ yếu ở quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 12 nơi dân cư tập trung và sầm uất nhất TP. HCM. Đây là điểm huy động tiền gởi dân cư chủ lực của khu vực TP. HCM với nhiều khách hàng truyền thống. Sắp tới tiến hành mở thêm phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh để mở rộng phạm vi hoạt động, thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tồn hệ thống. Ngồi 21 Chi nhánh cịn có thêm 1 văn phòng đại diện, thực hiện chức năng đầu mối tập huấn, phục vụ cơng tác báo cáo ở khu vực phía Nam, thực hiện quảng bá thương hiệu đến người dân. Tại mỗi chi nhánh còn phân chia thành các phòng nghiệp vụ là Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp, phòng bán lẻ, phòng tổng hợp, phòng kế tốn, phịng tổ chức hành chính, phịng kiểm sốt nội bộ. Phương tiện công nghệ thông tin được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng được quy mơ kinh doanh hiện tại. Hệ thống máy móc thiết bị được trang bị tối tân, phục vụ tốt cho hoạt động phê duyệt tín dụng tập trung liên chi nhánh theo mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung của Vietinbank.
Mạng lưới hoạt động của Vietinbank tương đối rộng trải dài trên các huyện đáp ứng nhu cầu huy động vốn, cho vay tại TP. HCM, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong thời gian tới.
2.1.3. Mục tiêu của Vietinbank
2.1.3.1. Tầm nhìn
Đến năm 2018, trở thành một tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.
Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.3.3. Triết lý kinh doanh
• An tồn, hiệu quả và bền vững
• Trung thành, tận tuỵ, đồn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương
• Sự thành cơng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
2.1.4. Các hoạt động chính của Vietinbank tại TP. HCM
2.1.4.1. Huy động vốn