Trình độ cơng nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam tại TP HCM (Trang 57 - 59)

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank trong hoạt động cho vay

2.2.2.3. Trình độ cơng nghệ

Công nghệ thông tin hiện đại được coi là nền tảng gia tăng dịch vụ đối với Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nó là một thế mạnh và luôn được Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên tập trung đầu tư hàng năm nhằm bắt kịp xu hướng phát triển nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, qua đó các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và tiện ích hiện đại phục vụ khách hàng tốt hơn, phát triển mạnh hơn hoạt động kinh doanh nói chung.

Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh ln tập trung nguồn lực xây dựng công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh một cách chuyên nghiệp theo hướng SOA (Service Oriented Architecture) nhằm thực hiện tốt việc hỗ trợ phát triển kinh doanh trong dài hạn, góp phần đưa Trung tâm Cơng nghệ thành một đơn vị chuyên nghiệp, áp dụng các mơ hình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế với định hướng khách hàng bao gồm phục vụ khách hàng bên ngoài và nội bộ dựa trên 3 yêu cầu chính: phát triển hệ thống ngân hàng lõi, phát triển các hệ thống hỗ trợ và kiểm soát hoạt động kinh doanh và hỗ trợ hoạt động kiểm soát rủi ro. Hệ thống ngân hàng lõi của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh ln được cập nhật sát với sự phát triển của ngành ngân hàng hiện đại trên thế giới và đảm bảo tồn hệ thống ln vận hành trực

tuyến theo thời gian thực và đồng bộ dữ liệu đối với bất kỳ điểm giao dịch nào của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống ngân hàng lõi (do Temenos holdings phát triển) được triển khai từ năm 2002 và liên tục được nâng cấp qua các năm từ T24R05, và hiện tại Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng phiên bản mới nhất T24R07. Hệ thống này cho phép Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng kết nối với các chương trình hỗ trợ quản trị khác của ngân hàng như hệ thống thanh toán, hệ thống quản trị tín dụng và các chương trình hỗ trợ quản trị rủi ro.

Trong năm 2013, nhiều sản phẩm - dịch vụ mới giàu chất công nghệ được ra mắt, khẳng định thế mạnh của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc ứng dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Một trong những điểm nổi bật là việc gia tăng thêm nhiều tiện ích của ngân hàng trực tuyến F@st i-Bank, theo đó khách hàng có thể thanh tốn hóa đơn tiền điện của 50 chi nhánh điện lực trên toàn thành phố; hóa đơn điện thoại của các cơng ty viễn thơng di động Viettel, MobiFone, …Bên cạnh đó, khách hàng cịn có thể sử dụng F@st i-Bank để nhận tiền chuyển qua hệ thống Western Union trên toàn quốc cũng như thanh toán tiền vé máy bay của các hãng hàng khơng quốc tế.

Hiện nay, khách hàng có thể thực hiện việc rút tiền mặt tại ATM mà khơng cần dùng đến thẻ. Khối Dịch vụ tài chính cá nhân Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh cịn chú trọng phát triển các sản phẩm được đầu tư công nghệ cao nhằm mang lại cho chủ thẻ sự an tồn, bảo mật và nhiều tiện ích. Trong số đó có thẻ chip EMV, chức năng VbV (Xác nhận bởi Visa) và chuyển tiền không dùng thẻ. Việc trở thành thành viên của Western Union trong năm 2013 cũng là một bước tiến đáng chú ý.

Trong những năm của giai đoạn chuẩn bị vừa qua, E-banking của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung cho việc ổn định hệ thống, phát triển các kênh (như nâng cấp internet banking và đầu tư vào mobile banking), chuẩn hóa sản phẩm, cải thiện quy trình và chất lượng dịch vụ, và đặc biệt quan tâm mở rộng cơ sở khách hàng.

Năm 2014 đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực E-banking của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc rà soát các quy trình giao dịch E-banking từ đó đơn giản hóa các bước đăng ký, sử dụng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng;

Trong năm 2014, Dịch vụ tài chính cá nhân Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh đa được Hiệp hội Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) trao chứng nhận “Doanh nghiệp thành công nhất trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến năm 2014”.

Tuy đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực ngân hàng điện tử nhưng trên thực tế, hệ thống phần mềm tác nghiệp của Vietinbank còn tồn tại khá nhiều bất cập như:

- Các hệ thống quản lý dịch vụ khách hàng cịn rời rạc, khơng có sự liên kết, khi giao dịch viên muốn sao kê tài khoản lương và sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng sẽ phải vào hai hệ thống quản lý tài khoản khác nhau, hai mã khách hàng khác nhau cho cùng một khách hàng.

- Khi thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân, một nghiệp vụ rất đơn giản, cán bộ tín dụng phải mất thời gian từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ để hoàn tất các thủ tục hồ sơ giấy, hồ sơ máy, tác nghiệp trên hệ thống kho quỹ v.v... do có quá nhiều phần mềm quản lý cho một tài khoản vay.

- Chương trình quản lý thẻ cũng được chia làm nhiều chương trình: thẻ ATM riêng, thẻ tín dụng quốc tế riêng, thẻ tiết kiệm riêng và không được liên kết với nhau. Giao dịch viên được cấp rất nhiều mã để truy cập vào nhiều chương trình để xem thơng tin của một khách hàng.

- Do các chương trình khơng được liên kết với nhau dẫn đến tình trạng xuất báo cáo rất khó khăn, phải vào từng chương trình kể kết xuất. Nếu muốn xuất báo cáo khách hàng hiện tại đang sử dụng bao nhiêu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng phải lấy từ nhiều nguồn và theo dõi thủ công khiến các đơn vị phòng tổ mất rất nhiều thời gian để làm báo cáo kết quả kinh doanh tổng quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam tại TP HCM (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)