Công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam tại TP HCM (Trang 36 - 38)

1.3. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM

1.3.3. Công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu nhược điểm đặc biệt của họ. Ma trận này là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi, vì nó bao gồm cả các yếu tố bên ngồi lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định đến sự thành cơng của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm được đánh giá của các công ty cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu. Việc so sánh cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng.

Ma hình ảnh cạnh tranh được lập theo 5 bước.

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).

Bước 2: ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành cơng của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.

Bảng 1.1: Mơ hình ma trận hình ảnh cạnh tranh

Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 …… Yếu tố n Tổng cộng 1,00 xx

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho tồn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của tồn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận là 4 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối cao. Nếu từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các khái niệm về cạnh tranh, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, các cơng cụ cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong chương này cũng xác định những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng giúp tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với thực trạng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong hoạt động cho vay KHCN tại TPHCM sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam tại TP HCM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)