2.1. Tổng quan về NHTMCP Công thương Việt nam
2.1.5.1.4. Cho vay du học nước ngoài
Với mục đích chắp cánh ước mơ đi du học của ngày càng nhiều bạn trẻ hiện nay, sản phẩm cho vay du học nước ngồi có tiện ích như sau: Được hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ; lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Mức cho vay cao.
2.1.5.1.5. Cho vay người Việt nam làm việc tại nước ngồi
Với mục đích chia sẻ và hợp tác để thành cơng, sản phẩm này có tiện ích sau: Được hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ; lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh; thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
2.1.5.2. Cho vay sản xuất kinh doanh
2.1.5.2.1. Cho vay sản xuất, kinh doanh thơng thường
Với mục đích đưa ra giải pháp tài chính hiệu quả cho các hộ kinh doanh, sản phẩm cho vay sản xuất, kinh doanh thơng thường có các tiện ích như sau: Lãi suất cạnh tranh và linh hoạt; hạn mức cho vay cao, linh hoạt theo giá trị tài sản đảm bảo . Phương thức trả nợ đa dạng: tự động trích từ tài khoản của khách hàng tại VietinBank hoặc trả trực tiếp tại các điểm giao dịch; tài sản thế chấp đa dạng: thuộc sở hữu người vay vốn, chính tài sản định mua hoặc do bên thứ ba bảo lãnh.
2.1.5.2.2. Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ
Với mục đích Vietinbank cùng tiểu thương làm giàu, sản phẩm cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ có các tiện ích sau: Lãi suất cạnh tranh và linh hoạt; hạn mức cho vay cao, linh hoạt theo giá trị Tài sản đảm bảo ; Phương thức trả nợ đa dạng: tự động trích từ tài khoản của khách hàng tại VietinBank hoặc trả trực tiếp tại các điểm giao dịch.
2.1.5.2.3. Cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
Với mục đích ln đồng hành cùng người nơng dân, sản phẩm cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn có các tiện ích sau: Lãi suất cạnh tranh và linh hoạt; hạn mức cho vay cao (tối đa bằng 80% nhu cầu vốn ngắn hạn, hoặc bằng 70% nhu
cầu vốn trung, dài hạn), linh hoạt theo giá trị tài sản đảm bảo ; phương thức trả nợ đa dạng: tự động trích từ tài khoản của khách hàng tại VietinBank hoặc trả trực tiếp tại các điểm giao dịch;
2.1.5.3. Cho vay đặc thù
2.1.5.3.1. Cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm
Sản phẩm cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm có một số tiện ích như sau: Được vay tối đa tới 100% giá trị số dư tiền gửi, sổ/thẻ Tiết kiệm (TK) hoặc giấy tờ có giá; thời gian giải quyết cho vay trong ngày; lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh; 2.1.5.3.2. Cho vay ứng trước tiền bán chứng khóan
Với mục đích nắm bắt cơ hội-hợp tác thành cơng, sản phẩm cho vay ứng trước tiền bán chứng khóan có một số tiện ích như sau: Lãi suất cạnh tranh và linh hoạt. Hạn mức cho vay cao và linh hoạt theo tài sản bảo đảm. Có thể dùng chính quyền nhận tiền bán chứng khoán để làm tài sản bảo đảm. Được hỗ trợ lãi suất và các khoản phí liên quan theo các chương trình ưu đãi của VietinBank trong từng thời kỳ.
2.1.6. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Trong năm 2013, Vietinbank có sự chuyển đổi mơ hình tồn bộ hệ thống từ ngân hàng bán buôn sang định hướng mới là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Với mục tiêu đến năm 2015 “Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ có hiệu quả và chất lượng”. Nhằm đạt được mục tiêu trên, hoạt động tín dụng tại các chi nhánh Vietinbank khu vực TP. HCM cũng có những bước chuyển đổi cơ cấu tín dụng phải theo xu hướng chung của hệ thống bằng việc tận dụng nguồn lực để phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên do xuất phát điểm là một Ngân hàng bán bn, quy trình và bộ máy vận hành chưa kịp thời chuyển đổi sang mơ hình Ngân hàng bán lẻ dẫn đến chưa thể cạnh tranh với các NH TMCP khác như Vietcombank, Sacombank, ACB… nên từ đầu năm 2013, dư nợ cho vay bán lẻ tồn hệ thống nói chung và dư nợ cho vay bán lẻ tại khu vực TP. HCM nói riêng bị sụt giảm nghiêm trọng. Sự
cạnh tranh lãi suất, sản phẩm giữa các ngân hàng đã làm cho dư nợ cho vay KHCN năm 2013 giảm so với các năm trước. Cụ thể, năm 2013, dư nợ cho vay KHCN toàn hệ thống Vietinbank đã giảm hơn 1.050 tỷ đồng, từ 16.050 tỷ đồng giảm xuống còn 15.000 tỷ đồng.
Bảng 2.1 : Dư nợ cho vay KHCN tại Vietinbank khu vực TP. HCM giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
16.146 16.050 15.000 14.935
Mức tăng trưởng
-0,59% -6,54% -0,43%
Nguồn: Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh,2011-2014
Hình 2.1 : Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2014
Qua số liệu thống kê như trên ta có thấy được giai đoạn 2011-2014 dư nợ KHCN của các chi nhánh khu vực TP. HCM bị giảm liên tục, năm giảm nhiều nhất là năm 2013 với mức giảm khoảng 1.050 tỷ so với năm 2012. Mức giảm thấp nhất
là giai đoạn năm 2014 với mức giảm 65 tỷ. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ bán lẻ sụt giảm là do tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng gay gắt, việc lôi kéo, mua nợ lẫn nhau giữa các Ngân hàng ngày càng nhiều. Mặt bằng lãi suất của Vietinbank hiện tại chưa thực sự hấp dẫn so với các Ngân hàng khác như Vietcombank, BIDV, Agribank…, các chương trình ưu đãi chưa hấp dẫn, các sản phẩm chưa đa dạng và thống về mặt quy trình như một số NH TMCP như Sacombank, Acb, Eximbank. . Ngoài ra việc tồn tại một bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ rườm rà, phức tạp cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến việc giảm dư nợ bán lẻ. Khách hàng cá nhân khơng thể nào có được chứng từ, hóa đơn phù hợp như doanh nghiệp. Một cá nhân kinh doanh tại chợ thì khơng thể nào có phiếu nhập kho hàng hóa, bảng kê hàng tồn kho, bảng kê phải thu, phải trả nghiêm chỉnh như các doanh nghiệp. Việc kinh doanh bn bán của họ chủ yếu lấy chữ tín làm đầu, việc thanh tốn tiền hàng chủ yếu bằng tiền mặt, hàng hóa mua bán được ghi theo từng toa hàng. Sản phẩm cho vay thì vẫn chưa cạnh tranh được với các Ngân hàng bạn khác, cụ thể như sản phẩm cho vay mua nhà, ngân hàng VP Bank cho vay lên đến 30 năm, ngân hàng Eximbank miễn phí trả nợ trước hạn cho khách hàng, ngân hàng Sacombank có chương trình ưu đãi KHCN mua nhà ở lãi suất chỉ 6.88% cho 6 tháng đầu hoặc 7.99% trong 1 năm đầu, ngân hàng ACB chỉ cần thu nhập qua tài khoản ngân hàng từ 10 triệu đồng trở lên thì khách hàng sẽ được vay 650 triệu đồng mua nhà, trên 15 triệu thì được vay 1.000 triệu đồng…Ngoài ra, khi so sánh sản phẩm cho vay mua nhà dự án thì mức cho vay của Vietinbank hiện tại quá thấp (từ 50 đến 70% giá trị hợp đồng mua bán) trong khi đó Vietcombank, BIDV, Eximbank cho vay lên đến 80% giá trị căn hộ.
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân khách hàng cá nhân
2.2.1. Phân tích mơi trường bên ngồi
2.2.1.1. Mơi trường ngành
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngồi có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngồi theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngồi từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngồi được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngồi có văn phịng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngồi có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập cịn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ khơng thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến trong đó có sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc
biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đơng đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung khơng cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phịng chính cũng như các chi nhánh văn phịng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thơng qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.
* Áp lực từ môi trường cạnh tranh:
Trong những năm gần đây, tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới liên tiếp mọc lên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh về các thành phố lớn để tìm việc làm. Điều này làm cho việc di dân đến các thành phố lớn ngày càng trở nên phổ biến.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), vốn là một trong những nơi năng động nhất đất nước Việt Nam, trở thành một trong những điểm đến lý tưởng để tìm kế sinh nhai của dân nhập cư từ các tỉnh miền Tây nam bộ, Đông nam bộ và cả Trung bộ.
Theo Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, đến nay dân số thành phố đã đạt gần 8 triệu người với cơ cấu dân số "vàng, " 70% dân số trong độ tuổi lao động, tuổi thọ bình quân là 75 tuổi. Ngày 25/12/2013, tại lễ kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/2013), do Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thành phố tổ chức, bà Tơ Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết trong năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung hơn 7 triệu thông tin nhân khẩu vào kho dữ liệu điện tử của ngành và đã chuyển hoàn tồn việc báo cáo thống kê dân số thủ cơng sang báo cáo điện tử toàn thành phố. (Nguồn trang web báo Việt Nam Plus, http://www. vietnamplus. vn/dan-so-thanh-pho-ho-chi-minh-dat-gan-8-trieu-nguoi/236865. vnp).
Dân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân số TP. HCM. Một cuộc khảo sát dân số thực hiện vào năm 2004 cho thấy dân nhập cư chiếm 29% dân số TP. HCM. Điểm đáng lưu ý là trong vòng 5,5 năm rưỡi (4/1999 - 10/2004), dân số TP. HCM tăng thêm khoảng gần 1,1 triệu người, bằng 10 năm trước đó (1989 - 1999) và gấp 2 lần trong 10 năm 1979 - 1989 (Lê Văn Thành,2006).
Tính đa dạng về nguồn gốc của những người nhập cư góp phần tơ điểm cho văn hóa TP. HCM. Người nhập cư xuất thân từ những quê hương khác nhau, lên đến thành phố thì họ vẫn giữ những lối sống, phong tục, tập quán quê hương họ, rồi hòa vào nền văn hóa có sẵn của thành phố, và đây là một yếu tố tích cực góp phần phát triển và đang các loại hình văn hóa thành phố.
Chính vì đa dạng về trình độ văn hóa, thu nhập, tuổi tác, ngành nghề mà mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về khả năng, sở thích, mong muốn, định hướng và kỳ vọng, từ đó có các yêu cầu khác nhau về sản phẩm dịch vụ. Để cung cấp các dịch vụ tài chính hồn hảo, các NH TMCP phải phát triển những sản phẩm, dịch vụ tài chính trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, kỳ vọng và nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
2.2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh đã và đang diễn ra gay gắt trên thị trường ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên các ngân hàng được cho là đối thủ cạnh tranh của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân bao gồm: NH TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và NH TMCP Sài gịn Thường Tín (Sacombank).
* NH TMCP ngoại thương Việt Nam
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một NH TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai