2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank trong hoạt động cho vay
2.2.1.1. Môi trường ngành
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngồi có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngồi theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngồi được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngồi có văn phịng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngồi có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngồi nhất định sẽ cịn tăng lên trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ khơng thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến trong đó có sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc
biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đơng đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lơi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung khơng cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phịng chính cũng như các chi nhánh văn phịng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thơng qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.
* Áp lực từ môi trường cạnh tranh:
Trong những năm gần đây, tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới liên tiếp mọc lên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh về các thành phố lớn để tìm việc làm. Điều này làm cho việc di dân đến các thành phố lớn ngày càng trở nên phổ biến.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), vốn là một trong những nơi năng động nhất đất nước Việt Nam, trở thành một trong những điểm đến lý tưởng để tìm kế sinh nhai của dân nhập cư từ các tỉnh miền Tây nam bộ, Đông nam bộ và cả Trung bộ.
Theo Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, đến nay dân số thành phố đã đạt gần 8 triệu người với cơ cấu dân số "vàng, " 70% dân số trong độ tuổi lao động, tuổi thọ bình quân là 75 tuổi. Ngày 25/12/2013, tại lễ kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/2013), do Chi Cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thành phố tổ chức, bà Tơ Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết trong năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung hơn 7 triệu thông tin nhân khẩu vào kho dữ liệu điện tử của ngành và đã chuyển hoàn tồn việc báo cáo thống kê dân số thủ cơng sang báo cáo điện tử toàn thành phố. (Nguồn trang web báo Việt Nam Plus, http://www. vietnamplus. vn/dan-so-thanh-pho-ho-chi-minh-dat-gan-8-trieu-nguoi/236865. vnp).
Dân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân số TP. HCM. Một cuộc khảo sát dân số thực hiện vào năm 2004 cho thấy dân nhập cư chiếm 29% dân số TP. HCM. Điểm đáng lưu ý là trong vòng 5,5 năm rưỡi (4/1999 - 10/2004), dân số TP. HCM tăng thêm khoảng gần 1,1 triệu người, bằng 10 năm trước đó (1989 - 1999) và gấp 2 lần trong 10 năm 1979 - 1989 (Lê Văn Thành,2006).
Tính đa dạng về nguồn gốc của những người nhập cư góp phần tơ điểm cho văn hóa TP. HCM. Người nhập cư xuất thân từ những quê hương khác nhau, lên đến thành phố thì họ vẫn giữ những lối sống, phong tục, tập quán quê hương họ, rồi hòa vào nền văn hóa có sẵn của thành phố, và đây là một yếu tố tích cực góp phần phát triển và đang các loại hình văn hóa thành phố.
Chính vì đa dạng về trình độ văn hóa, thu nhập, tuổi tác, ngành nghề mà mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về khả năng, sở thích, mong muốn, định hướng và kỳ vọng, từ đó có các yêu cầu khác nhau về sản phẩm dịch vụ. Để cung cấp các dịch vụ tài chính hồn hảo, các NH TMCP phải phát triển những sản phẩm, dịch vụ tài chính trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, kỳ vọng và nhu cầu của từng nhóm khách hàng.