2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank trong hoạt động cho vay
2.2.3.1. Điểm mạnh và điểm yếu
Điểm mạnh
- Thương hiệu mạnh và ngày càng được củng cố, được khẳng định trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước. Thương hiệu Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống các giá trị cam kết, thông qua các cơng cụ quảng bá, được sự đón nhận của cơng chúng, đã chứng minh từng bước trưởng thành của mình. Năm 2012 Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt Nam được yêu thích nhất”. Thương hiệu Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh đang bộc lộ sức mạnh tiềm ẩn của mình, ngày càng chiếm lĩnh vị thế cao trên danh sách các thương hiệu ngân hàng mạnh.
- Đội ngũ quản lý có tư duy năng động, Quản trị điều hành quản lý kinh doanh và mơ hình hoạt động được đổi mới và hướng dẫn theo thông lệ quốc tế. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn đưa lực lượng cán bộ trẻ, năng lực và trình độ vào các vị trí chủ chốt. Thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng hiện đại, phong cách công nghịêp. - Hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại. quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân khá hiệu quả so với các ngân hàng trong nước: Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có chiến lược quản trị rõ ràng, có tầm nhìn chiến lược, xây dựng được văn hóa kinh doanh tốt, hệ thống quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân có hiệu quả. Chính là sự nhất quán với slogan đưa ra là sự an tồn, khơng chỉ sư an tồn với cơ sở vật chất, với vốn tự có ngày càng tăng, với chất lượng dịch vụ an toàn, mà khách hàng cịn có thể thấy thực sự an tâm với hệ thống quản trị rủi ro khá hiệu quả của ngân hàng. Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị cho vay khách hàng cá nhân được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mơ hình tổ chức hợp lý và kiểm sốt lẫn nhau, hệ thống thơng tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Quy trình và các cơng cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thơng tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu…
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ln được Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng và quan tâm phát triển. Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành và đăng ký bản quyền đối với bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh; 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng.
- Tăng trưởng nhanh về hệ thống chi nhánh, tập trung chủ yếu tại các khu vực đơ thị, có vị trí thương mại thuận lợi và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất.
- Vốn chủ sở hữu còn rất mỏng: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng hiện nay của Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh cịn thấp. Trong khi đó vốn chủ sỏ hữu chính là “tấm đệm cuối cùng” khi rủi ro xảy ra, và phản ánh tiềm lực của ngân hàng. Đến với một ngân hàng ta tìm thấy sự an tồn một phần lớn vì vốn chủ sở hữu của nó.
- Hoạt động marketing trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn yếu, danh mục sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn chưa đồng đều, sức cạnh tranh thấp, chậm đưa vào thị trường hơn các NHTM khác. Vietinbank tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa có hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả chuyên nghiệp cho từng sản phẩm mới về cho vay khách hàng cá nhân.
- Mặc dù lực lượng cán bộ nhân viên đã được tăng cường và trẻ hóa, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều, kiến thức, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm của nhân viên còn hạn chế. Thái độ phục vụ đối với khách hàng cá nhân còn yếu kém và chưa đồng bộ theo chuẩn mực hiện đại.
- Văn hóa doanh nghiệp chưa đi sâu vào ý thức của từng cán bộ nhân viên, chưa tạo được nét văn hóa riêng của Vietinbank trên thị trường.
- Cơ chế tiền lương, thưởng và quy định chế tài các vi phạm chưa tạo động lực phấn đấu nơi nhân viên, chưa thực sự thu hút nhân tài và xuất hiện nhiều trường hợp chảy máu chất xám.
2.2.3.2. Cơ hội và thách thức
Về chính trị
Trong khi tình hình khu vực và thế giới có những chuyển biến phức tạp và bất ổn thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và khách du lịch. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong các quốc gia có chỉ số ổn định về chính trị rất cao. Sự ổn định về chính trị, thể chế một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, mặt khác tạo niềm tin cho họ khi đầu tư vốn vào kinh doanh.
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân rói riêng mặc dù cịn nhiều yếu tố bất cập nhưng phải thừa nhận rằng chính phủ và các cơ quan ban ngành đang rất tích cực để hồn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngày càng phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.
* Cơ hội :
- Hệ thống luật về cho vay khách hàng cá nhân được hồn thiện thơng thóang hơn minh bạch hơn .
- Cạnh tranh về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong ngành minh bạch và lành mạnh.
* Đe dọa :
- Do áp lực kinh tế hoặc kiềm chế lạm phát mà chính phủ mà đại diện là ngân hàng NN sẽ ban hành những điều lệ như vốn dự trữ bắt buộc hay lãi xuất cơ bản.
- Rào cản pháp luật khi gia nhập thị trường nước ngoài khá cao . - Hệ thống luật pháp thường xuyên thay đổi
- Sự khác biệt giữa luật pháp giữa các nước .
Về kinh tế
Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển cùng với xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đang tạo ra nhiều nhân tố mới cho sự phát triển và họp tác toàn diện. Khu vực Châu Á, đặc biệt là sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, sự khôi phục và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã từng bước nâng cao vai trị, vị trí của mình trên trường quốc tế.
Từ năm 2000 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng khá nhanh (thấp nhất là 6,79 % năm 2000 và cao nhất là năm 2012 với 8,4%), các chỉ số kinh tế vĩ mơ được duy trì ổn định (chỉ số CPI tăng bình quân 3,34%/năm, thâm hụt ngân sách nhà nước được kiểm soát dưới 5%/GDP, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng cao. . . ) và đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện (tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị tại
chi tiêu trên 1 triệu đồng tháng tăng từ 15,9 lên 40% ). Với thu nhập và điều kiện
sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng chuyển sang mức cao hơn. Sự gia tăng của tiêu dùng và đầu tư kéo theo nhu cầu lớn về vốn để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng nền kinh tế của đất nước. Nhờ đó mơi trường kinh doanh của ngân hàng ngày càng thuận lợi và hấp dẫn; nhu cầu số lượng và chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng. Một số dịch vụ khách hàng cá nhân của các ngân hàng hiện đại đã được triển khai và xã hội chấp nhận. Sự tham gia cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thúc đẩy các ngân hàng Việt Nam phải chun mơn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân và phát triển các dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân mới, đồng thời nâng cao năng lực về vốn để cạnh tranh. Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội hợp tác trao đổi, cơ hội học hỏi kinh nghiệm về quản lý và đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực, có điều kiện tranh thủ về vốn, cơng nghệ của các ngân hàng thương mại và định chế tài chính quốc tế giúp nâng cao vị thế, uy tín của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong các giao dịch quốc tế.
- Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra áp lực lớn cho các ngân hàng trong nước trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi. Q trình hội nhập cũng chính là q trình mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các thoả thuận đã cam kết cùng với việc dỡ bỏ rào cản, trong đó có các hoạt động huy động vốn, quy mô hoạt động và các dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng nước ngồi thì với ưu thế về cơng nghệ, vốn, qui mô hoạt động tồn cầu và dịch vụ đa dạng, thơng tin nhanh và chuẩn xác thì lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc vào nhóm các ngân hàng nước ngoài và sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với các ngân hàng trong nước.
* Cơ hội:
Việt nam gia nhập WTO, tồn cầu hóa nền kinh tế ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận với hệ thống tài chính quốc tế . Có điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Thu nhập và đời sống được nâng lên
Nhu cầu về dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân càng ngày càng phát triển. * Đe dọa :
Sự tham gia hoạt động của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài .
Kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt kéo theo sự suy giảm của nhiều ngành kinh tế lạm phát tăng cao kéo theo đó ảnh hướng lớn tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng .
Khả năng hấp thụ vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả của Việt Nam là không cao .
Mức độ cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong ngành gay gắt
Về xã hội
Trong những năm gần đây, khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân ngày càng nhiều bởi các tiện ích của nó. Đặc biệt các khách hàng được đáp ứng nhanh chóng, chính xác, an tồn khi thanh tốn qua ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế phải thừa nhận rằng tổng khối lượng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng khối lượng thanh toán của nền kinh tế còn lớn, chiếm từ 15% đến 20%, cho thấy sử dụng các dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân không dùng tiên mặt của các ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hóa tiêu dùng của cơng chúng.
Điều này dẫn đến nhu cầu của nền kinh tế về sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cịn hạn chế và mơi trường cho hoạt động ngân hàng còn nhiều rủi ro. * Cơ hội :
Cách thức sử dụng tiền ngày càng được thay đổi theo hướng hiện đại. Thị trường người tiêu dùng còn tiềm năng rất lớn.
Nguồn nhân lực dồi dào. * Đe dọa
Người Việt đơi khi có tâm lý bảo thủ không mạnh dạn trong đầu tư kinh doanh .
Người dân có tâm lý lây chuyền và đám đông rất lớn .
Kinh doanh sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân là một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm với thông tin.
Về công nghệ
Từ những năm 1970 trở lại đây, tiến bộ của khoa học kỹ thuật dần dần trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế. Quan niệm “khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất” bắt đầu trở thành hiện thực. Nhiều ngành đã ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và những ứng dụng của nó đã trở thành cơng cụ hữu hiệu tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành và mọi lĩnh vực.
Đối với ngành ngân hàng, cũng nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển và ứng dụng phần mềm quản lý, quản trị kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Với nền tảng công nghệ đã làm cho công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng gọn nhẹ, chính xác và hiệu quả hơn; thông tin phục vụ cho công tác quản trị điều hành được kịp thời. Bên cạnh đó nhiều loại hình dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng điện tử ra đời như: Internetbanking, homebanking, phonebanking, Mobilebanking, E-banking, thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động. . . . đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. Chính sự xuất hiện và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, . . .
Cơ hội :
- Sự phát triển của KHCN trang thiết bị phục vụ cho ngành tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển.
- Sự hỗ trợ , thay thế thực hiện của các phần mềm tính tốn … Đe dọa :
Không theo kịp sự phát triển công nghệ dễ dẫn tới bị đào thải. Lỗi kĩ thuật trong khi sử dụng các phần mềm gây tổn thất .
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài sử dụng những công nghệ hiện đại mà ngân hàng trong nước không thể hoặc chưa theo kịp.
2.2.3.3. Xác định năng lực cốt lõi của Vietinbank
Năng lực cốt lõi của một ngân hàng thường được hiểu là những khả năng mà ngân hàng có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện:
- Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; - Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước;
- Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác.
Năng lực cốt lõi có thể là cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, Ngân hàng thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức những thế mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều Ngân hàng khi xem xét các quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho sản phẩm, dịch vụ hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho Ngân hàng lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại của các dự án.
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của Vietinbank thì lợi thế thơng qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực cốt lõi và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Năng lực thông qua con người trong hoạt động bán lẻ được hiểu là khả năng của đội ngũ nhân viên trong toàn hệ thống Vietinbank. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành cơng hoạt động bán lẻ thể hiện trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng