.Phân loại sự cố y khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc tại khoa lâm sàng bệnh viện (Trang 25 - 26)

2.3 .Lý thuyết về an toàn ngƣời bệnh và các sự cố y khoa không mong muốn

2.3.2 .Phân loại sự cố y khoa

Trong môi trƣờng y tế, sự cố y khoa luôn tiềm ẩn ở nhiều khía cạnh khác nhau và trở thành một thách thức hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho ngƣời bệnh. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, hiện nay có nhiều cách phân loại sự cố y khoa khác nhau tùy thuộc vào bản chất của nó. Sự cố y khoa có thể hiện diện trong từng thao tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh, trong quá trình sử dụng trang thiết bị dụng cụ y tế, thậm chí là yếu tố chủ quan của con ngƣời.

Theo NCC MERP Index (2001), phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với ngƣời bệnh đƣợc chia thành hai mức độ: (1) không nguy hại cho ngƣời bệnh bao gồm (A) sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót, (B) sự cố đã xảy ra nhƣng chƣa thực hiện trên ngƣời bệnh, (C) sự cố đã xảy ra trên ngƣời bệnh nhƣng không gây hại, (D) sự cố đã xảy ra trên ngƣời bệnh đòi hỏi phải theo dõi; (2) nguy hại cho ngƣời bệnh bao gồm (E) sự cố xảy ra trên ngƣời bệnh gây tổn hại sức khỏe tạm thời hoặc kéo dài ngày nằm viện, (F) sự cố xảy ra trên ngƣời bệnh ảnh hƣởng tới sức khỏe hoặc kéo dài ngày nằm viện, (G) sự cố xảy ra trên ngƣời bệnh dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, (H) sự cố xảy ra trên ngƣời bệnh phải can thiệp để cứu sống ngƣời bệnh, (I) sự cố xảy ra trên ngƣời bệnh gây tử vong.

Theo Hiệp hội An toàn ngƣời bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo tính chất chuyên mơn bao gồm 06 nhóm: (1) do nhầm tên ngƣời bệnh; (2) do thông tin bàn giao giữa nhân viên y tế không đầy đủ; (3) do nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật (nhầm vị trí, nhầm phƣơng pháp, sai sót trong gây mê; (4) do sai sót trong sử dụng thuốc (có thể gặp trong kê đơn, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, sử dụng thuốc và

theo dõi sau dùng thuốc); (5) do nhiễm trùng bệnh viện và (6) do ngƣời bệnh bị té ngã khi đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Theo NQF (2006) , phân loại sự cố dựa vào mức nghiêm trọng mà các cơ sở y tế phải báo cáo : (1) sự cố do phẫu thuật thủ thuật (phẫu thuật nhầm vị trí trên ngƣời bệnh, phẫu thuật nhầm ngƣời bệnh, phẫu thuật sai phƣơng pháp trên ngƣời bệnh, sót gạc dụng cụ, tử vong trong hoặc sau khi phẫu thuật thƣờng quy) ; (2) sự cố do môi trƣờng (bị sốc do điện, bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện, cháy nổ oxy, bình ga, hóa chất độc hại…) ; (3) sự cố liên quan đến chăm sóc (dùng nhầm thuốc (sự cố liên quan 5 đúng), nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu, sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thƣơng đối với sản phụ có nguy cơ thấp, ngƣời bệnh bị ngã trong thời gian nằm viện, loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện, thụ tinh nhân tạo nhầm tinh trùng hoặc nhầm trứng, khơng chỉ định xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh dẫn đến xử lý khơng kịp thời, hạ đƣờng huyết, vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu, tai biến do tiêm hoặc chọc dò tủy sống ; (4) sự cố liên quan đến quản lý ngƣời bệnh (giao nhầm trẻ sơ sinh, ngƣời bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế, ngƣời bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại), (5) sự cố liên quan đến thuốc và thiết bị (sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học, sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc, đặt thiết bị gây tắc mạch do khơng khí) ; (6) sự cố liên quan tới tội phạm (do thầy thuốc, nhân viên y tế chỉ định gây sai phạm, bắt cóc ngƣời bệnh, lạm dụng tình dục đối với ngƣời bệnh trong cơ sổ y tế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc tại khoa lâm sàng bệnh viện (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)