.Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc tại khoa lâm sàng bệnh viện (Trang 50 - 55)

3.5.1. Làm sạch dữ liệu

Các sai lệch có khả năng xảy ra:

 Sai lệch chọn mẫu: chọn sai đối tƣợng, khơng đúng tiêu chí chọn mẫu.

 Biện pháp kiểm soát: tập huấn kĩ cho điều dƣỡng trƣởng các tiêu chuẩn chọn mẫu.

 Sai lệch thông tin: điều dƣỡng trƣởng và ngƣời tham gia nghiên cứu không hiểu hoặc hiểu nhầm câu hỏi

 Biện pháp kiểm soát: bộ câu hỏi đƣợc thiết kế rõ ràng, câu chữ thông dụng, đơn giản. Hƣớng dẫn điều dƣỡng trƣởng nội dung bộ câu hỏi, khảo sát thử 15 mẫu để rà soát lại nội dung.

 Sai lệch do nhâp liệu và phân tích dữ liệu: nhập sai số liệu so với bản gốc, sử dụng sai phép kiểm

 Biện pháp kiểm soát: phần nhập liệu sẽ đƣợc giám sát lại 10% tổng mẫu để đánh giá.

 Sai lệch do không lấy đủ mẫu do các Khoa lâm sàng không thực hiện hết số lƣợng bộ câu hỏi đƣợc phát ra và không ghi đầy đủ hết những câu hỏi trong bảng khảo sát.

 Biện pháp kiểm soát: số lƣợng bảng câu hỏi đƣợc phát nhiều hơn so với dự kiến là 25%.

Sau khi đã loại trừ tất cả những mẫu khơng đạt tiêu chí nghiên cứu, tác giả bắt đầu đánh giá độ tin cậy của từng câu hỏi bằng phép kiểm Cronbach‟s Alpha đồng thời đánh giá giá trị phân biệt (phân tích giá trị hội tụ - EFA) của thang đo nhằm xác định các câu hỏi có thuộc cùng một nội dung khi đƣợc phân bổ. Tác giả thông kê dữ liệu vào exel 2010 dựa vào tiêu chí chọn mẫu và sử dụng Stata 13 để xử lý số liệu tìm sự tƣơng quan.

3.5.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố VHATNB cũng nhƣ thang đo hành vi an tồn. Hai cơng cụ xác định hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.

Các thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha: phân tích hệ số Cronbach‟s Alpha đƣợc sử dụng trƣớc để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.30 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach‟s Alpha nhỏ hơn 0.60 đƣợc xem xét loại (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach‟s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach‟s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng

hợp khái niệm đang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng, 2008).

3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA, các tiêu chí thƣờng quan tâm đến bao gồm:

- Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ số đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) là những hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự,1998).

- Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Phƣơng pháp trích “Principal Component Analysis” với phép quay “Varimax” đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

- Hệ số eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân

tố) lớn hơn 1.

3.5.4. Phân tích tƣơng quan – hồi quy

Trƣớc hết phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng (Ordinal Least Squares - OLS), trong đó biến phụ thuộc là 10 biến hành vi ATNB, biến độc lập là thực tiễn VHATNB của nhân viên chăm sóc tại khoa lâm sàng. Tiếp đến, thực hiện hồi quy Logistic và Ordered Probit phân tích khả năng khơng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã (biến phụ thuộc) dƣới sự tác động của VHATNB, hành vi an toàn, đặc điểm dân số học.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phƣơng trình hồi quy đƣợc xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong

hồi quy tuyến tính cũng đƣợc thực hiện. Các giả định đƣợc kiểm định trong phần này gồm phƣơng sai của phần dƣ không đổi (kiểm định Breusch-Pagan), hiện tƣợng đa cộng tuyến (hệ số phóng đại VIF).

3.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính

Kiểm định xem giá trị giá trung bình của mẫu về hiệu quả cơng việc chung có thể suy rộng ra tổng thể hay khơng?

Kiểm định sự giống nhau về trung bình của các tổng thể con: Có hay khơng sự khác nhau về hiệu quả cơng việc giữa các nhóm nhân viên chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ, thời gian cơng tác tại bệnh viện và khoa.

Để kiểm định sự bằng nhau về hành vi an toàn của các tổng thể con chia theo đặc điểm nhất định các kiểm định tham số và phi tham số đã đƣợc sử dụng. Dùng kiểm định Independent samples T-Test và kiểm định Mann-Whitney để kiểm định sự bằng nhau về hành vi an tồn giữa nam và nữ, có hay khơng có đƣợc đào tạo về ATNB. Tƣơng tự, để kiểm định sự bằng nhau về hành vi an toàn giữa các tổng thể con chia theo độ tuổi, thời gian công tác tại bệnh viện và khoa, trình độ, tính chất khoa làm việc bằng phƣơng pháp kiểm định ANOVA.

TĨM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 tác giả trình bày về cách lấy mẫu và phƣơng pháp nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả đã phối hợp với Phòng Quản lý chất lƣợng trong quá trình xây dựng bộ cơng cụ khảo sát với thang do Likert 5. Sau đó tiến hành khảo sát thử trên 15 nhân viên để ghi nhận lỗi chính tả, ngữ nghĩa câu có rõ ràng dễ hiểu hay gây hiểu nhầm, hoặc chƣa truyền tải hết thơng điệp liên quan đến văn hóa ATNB. Kết quả khảo sát cho thấy có 93% (14/15) nhân viên tham gia hiểu đƣợc những nội dung trong bảng khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành đến từng khoa lâm sàng hƣớng dẫn cho từng điều dƣỡng trƣởng về cách thực hiện bảng khảo sát để điều dƣỡng trƣởng phổ biến đến điều dƣỡng viên. Sau 2 tuần, tác giả đến từng khoa thu nhận những bảng khảo sát đã đƣợc thực hiện. Trong chƣơng này, tác giả giải thích rõ ràng hơn các biến số khảo sát với thang đo cụ thể. Khảo sát đƣợc thực hiện trên 200 nhân viên chăm sóc tại các khoa lâm sàng từ ngày 01/09/2016 đến 30/09/2016 với tiêu chí chọn mẫu là phải đồng ý tham gia nghiên cứu, làm việc tại bệnh viện ít nhất 6 tháng. Bộ cơng cụ khảo sát gồm 3 phần nhƣ sau: văn hóa an tồn ngƣời bệnh và thơng tin dân số học cơ bản, hành vi an toàn ngƣời bệnh, tần suất xảy ra các sự cố không mong muốn trong năm theo ƣớc đốn. Trong q trình khảo sát, tác giả cũng sử dụng một số biện pháp để hạn chế các khả năng sai lệch có thể xảy ra: tập huấn kĩ cho điều dƣỡng trƣởng các tiêu chuẩn chọn mẫu, bộ câu hỏi đƣợc thiết kế rõ ràng, câu chữ thông dụng, đơn giản. Hƣớng dẫn điều dƣỡng trƣởng nội dung bộ câu hỏi, khảo sát thử 15 mẫu để rà soát lại nội dung, phần nhập liệu sẽ đƣợc giám sát lại 10% tổng mẫu để đánh giá, số lƣợng bảng câu hỏi đƣợc phát nhiều hơn so với dự kiến là 25%. Tiếp theo, tác giả sử dụng phần mềm stata 13 để xử lý và phân tích số liệu.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc tại khoa lâm sàng bệnh viện (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)