Nhƣ đã phân tích, có nhiều cách phân loại sự cố y khoa tùy theo cách tiếp cận. Trong khảo sát này, tác giả chỉ khảo sát 2 sự cố y khoa thƣờng xảy ra trong các cơ sở y tế và đƣợc xem là khá nhạy cảm trong chăm sóc của điều dƣỡng bao gồm (1) những sự cố/sai sót liên quan đến thuốc, (2) ngƣời bệnh té ngã.
Một khảo sát đƣợc thực hiện trên 4031 ngƣời bệnh nhập viện tại hai bệnh viện thuộc Boston cho thấy một tỷ lệ xảy ra sự cố y khoa liên quan đến thuốc là 6,5% ngƣời bệnh nhập viện (11,5/1000 ngày-ngƣời bệnh), trong đó 28% đƣợc đánh giá là có thể phịng ngừa đƣợc (Bates và cộng sự, 1995). Trong số những sự cố y khoa liên quan đến thuốc, 1% sự cố dẫn đến chết ngƣời khơng thể phịng ngừa đƣợc, 12% sự cố đe dọa tính mạng, 30% sự cố nghiêm trọng, 57% sự cố có ý nghĩa quan trọng. Trong số sự cố đe dọa tính mạng và nghiêm trọng, có khoảng 42 % sự cố đƣợc đánh giá là có thể phịng ngừa đƣợc. Một khảo sát tƣơng tự đƣợc điều tra tại Bệnh viện LDS, thành phố Salt Lake, Utah tìm thấy rằng 2227 trong số 91574 ngƣời bệnh trãi nghiệm với sự cố liên quan đến thuốc trong thời gian nằm viện với tỉ lệ là 2,43% ngƣời bệnh nhập viện trong đó 50% có thể phịng ngừa đƣợc (Classen và cộng sự, 1997). Tại một bệnh viện đại học khác thuộc Boston, 617 mẫu khảo sát về sự cố y khoa liên quan đến thuốc đƣợc thực hiện có 166 trƣờng hợp có thể phịng ngừa đƣợc (Jha và cộng sự, 1998) và tỷ lệ xảy ra các sự cố y khoa liên quan đến thuốc là 21/1000 ngƣời bệnh – ngày. Đến năm 2001, Senst và cộng sự đã phân tích tần suất xảy ra sự cố y khoa bằng cách phân tích số liệu thu thập đƣợc từ mạng y tế học thuật của 4 bệnh viện, tỷ lệ xảy ra sự cố y khoa đƣợc ƣớc tính là 4,2 % số ngƣời bệnh nhập viện với 15% sự cố là có thể phịng ngừa đƣợc. Năm 2005, Nebeker và cộng sự xác định tần suất xảy ra sự cố liên quan đến thuốc là 52 % ngƣời bệnh nhập viện, 70/1000 ngƣời bệnh – ngày, 27% sự cố liên quan đến thuốc là có thể phịng ngừa đƣợc, 9% có gây hại nghiêm trọng, 22% cần có sự can thiệp và theo dõi. Số liệu trên trình bày một cách tổng quát trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Một số khảo sát về tần suất xảy ra các sự cố liên quan đến thuốc
Tác giả Năm ADE/100
lƣợt nhập viện ADE/1000 ngày-ngƣời bệnh Tỷ lệ (%) ADE có thể phịng ngừa đƣợc Số mẫu khảo sát ADE Bates và cộng sự 1995 6,5 11,5 28 247
Classen và cộng sự 1997 2,4 Không khảo sát 50 2227
Jha và cộng sự 1998 Không khảo sát 21 27 617
Senst và cộng sự 2001 4,2 Không khảo sát 15 74
Nebeker và cộng sự 2005 52 70 27 483
Nguồn tác giả Một nghiên cứu khác ở Jordan cho thấy có 42,1% điều dƣỡng đã có ít nhất một lần liên quan đến những sai sót liên quan đến thuốc trong thời gian hành nghề của họ. Bên cạnh đó, số lƣợng sai sót liên quan đến thuốc của điều dƣỡng trong 3 tháng trung bình là 19,5% trong khi tỉ lệ báo cáo là rất thấp chỉ 1,3% (Jolayi S, Hajibabaei F, Peyrovi H, Haghani H, 2009). Theo Bayazidi và Snor (2012), có một sự khác biệt trong việc báo cáo tỉ lệ những sai sót liên quan đến thuốc so với tỉ lệ xảy ra thực tế. Điều dƣỡng đã bỏo cỏo ớt hn ẳ v ớt hn ẵ so với những sai sót về thuốc liên quan đến họ.
Té ngã bất ngờ là sự cố thƣờng gặp nhất trong những sự cố bất ngờ xảy ra trong bệnh viện đƣợc báo cáo chiếm 2% thời gian nằm viện. Tỉ lệ té ngã ở bệnh viện Mỹ dao động từ 3,3 đến 11,5 trên 1000 ngày-ngƣời bệnh. Tỉ lệ té ngã thay đổi theo từng đơn vị. Ví dụ, khoa ngoại Thần kinh và nội Thần kinh sẽ có tỉ lệ ngƣời bệnh té ngã cao trong bệnh viện trong khi phòng mổ và khoa Hồi sức tích cực có tỉ lệ té ngã thấp hơn các khoa khác. Những yếu tố khác từ ngƣời bệnh có liên quan đến tỉ lệ té ngã là tuổi, tình trạng tinh thần, mức độ trầm trọng của bệnh, sử dụng các dụng cụ
hỗ trợ đi lại cũng làm cho tỉ lệ này có sự khác biệt giữa các khoa. Khoảng 25% ngƣời bệnh nhập viện té ngã dẫn dến chấn thƣơng, 2% trong số đó có gãy xƣơng. Một khảo sát khác đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian 27 tháng với sự tham gia của 6.100 khoa tại các bệnh viện ở Mỹ cho thấy có 3954 khoa (58,9%) báo cáo có tồn tại sự cố ngƣời bệnh té ngã, tỷ lệ ngƣời bệnh té ngã cho tất cả khoa này là 3,59/1000 ngày-ngƣời bệnh, khoa Nội là 4,06/1000 ngày-ngƣời bệnh, khoa Ngoại là 2,78/1000 ngày-ngƣời bệnh, Khoa Tổng hợp là 3,66/1000 ngày-ngƣời bệnh. Đặc biệt, tỷ lệ té ngã dẫn đến chấn thƣơng tại tất cả các khoa là 0,93/1000 ngày-ngƣời bệnh, khoa Nội là 1,09/1000 ngày-ngƣời bệnh, khoa Ngoại là 0,66/1000 ngày-ngƣời bệnh, Khoa Tổng hợp là 0,95/1000 ngày-ngƣời bệnh (Bouldin, ErinD và cộng sự, 2013)