Điều kiện ứng dụng Thẻ điểm Cân bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá, bổ sung hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh sài gòn (Trang 34 - 37)

Ở Việt Nam, khái niệm Thẻ điểm Cân bằng cũng đã đƣợc biết đến khá nhiều trong cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng tƣ vấn (tƣ vấn quản lý và tƣ vấn chiến lƣợc) thơng qua nhiều kênh và các khóa học, hội thảo. Nhiều doanh nghiệp cũng đã nỗ lực tìm hiểu Thẻ điểm Cân bằng để áp dụng, nhƣng khá ít doanh nghiệp thành cơng, kể cả việc đã thuê tƣ vấn quản lý từ bên ngoài hỗ trợ. Thẻ điểm Cân bằng là một phƣơng pháp quản trị hữu hiệu và phổ biến bậc nhất thế giới hiện nay (nhất là trong việc thiết lập hệ thống quản lý nhằm triển khai chiến lƣợc) nhƣng nếu không am hiểu đủ sâu sắc về Thẻ Điểm Cân bằng thì khơng dễ gì có thể áp dụng thành công.

Hiện nay chƣa có một báo cáo tổng quan về tình hình ứng dụng Thẻ điểm Cân bằng tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ngoại trừ báo cáo khảo sát của tổ chức đánh giá tín nhiệm năm 2009 đƣợc trình bày trong Báo cáo thƣờng kỳ TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam- VNR (VNR Quarterly Report). Cụ thể trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, hiện có 7% doanh nghiệp đang áp dụng và 36% doanh nghiệp đang có kế hoạch áp dụng BSC trong q trình xây dựng chiến lƣợc của mình.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của David Parmenter (2009), một số dự án về Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI với sự tham gia của các chuyên gia thì có một số điều kiện cơ bản để đảm bảo doanh nghiệp triển khai và ứng dụng Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI thành công. Trong bài báo “Ứng dụng phƣơng pháp Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI vào đánh giá nhân viên” (tháng 10/2011) của Tiến sĩ Bùi Thị Thanh (Trƣờng đại học Kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh) đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 172 thì các điều kiến để ứng dụng Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI của công ty vào đánh giá nhân viên tại công ty Liksin dự trên bốn nhóm điều kiện nhƣ sau:

- Thứ nhất, nguồn nhân lực cho việc triển khai Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI. Thể hiện ở sự cam kết, sự hiểu biết của cán bộ quản lý cũng nhƣ nhân viên về Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI là tiền đề rất quan trọng. Vì thế, để triển khai ứng dụng Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI các doanh nghiệp cần tổ chức truyền thông nội bộ về mục đích, lợi ích của Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI. Huấn luyện cách thức tiến hành đánh giá nhân viên theo Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI. Thành lập nhóm nịng cốt triển khai Thẻ điểm Cân bằng và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI. Đặc biệt là cán bộ quản lý ở các cấp cần sẵn sàng cung cấp nguồn lực và giải quyết những khó khăn trong q trình triển khai áp dụng.

- Thứ hai, quy trình hoạt động phải đƣợc chuẩn hóa, nghĩa là tất cả các hoạt động chính của doanh nghiệp đều phải có quy trình thực hiện thống nhất, nhân viên thực hiện đúng theo quy trình ban hành và sẵn sàng với thay đổi về quy trình để thích ứng với hệ thống đánh giá mới.

- Thứ ba, hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá phải đầy đủ và thống nhất, thể hiện doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng thống nhất từ cấp tổ chức, phòng ban đến cá nhân. Hơn nữa, hệ thống đo lƣờng cũng nhƣ kết quả đánh giá phải đƣợc lƣu giữ một các khoa học để có thể dễ dàng tiếp cận, truy suất cũng nhƣ điều chỉnh bổ sung.

- Bốn là hoạt động đánh giá nhân viên hiện tại.

Tóm tắt chƣơng 1

Phần đầu chƣơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận về lý Quản trị chiến lƣợc, Thẻ điểm Cân bằng (BSC) và chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI. Thẻ điểm Cân bằng là hệ thống do

Robert S.Kaplan và David D.Norton sáng lập từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 nhƣ là một hệ thống đo lƣờng hiệu quả hoạt động và chuyển tầm nhìn và chiến lƣợc của một tổ chức thành các mục tiêu, thƣớc đo cụ thể trong bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi & phát triển. Trong một tổ chức, Thẻ điểm Cân bằng vừa là hệ thống đo lƣờng, vừa là hệ thống quản lý chiến lƣợc và là công cụ trao đổi thơng tin.

Tiếp theo trình bày các nghiên cứu việc áp dụng Thẻ điểm Cân bằng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và đánh giá Thẻ điểm Cân bằng là một công cụ hiệu quả trong công tác quản trị chiến lƣợc của các ngân hàng và tổ chức tài chính. Đồng thời tiến hành tham khảo các thƣớc đo và mục tiêu chiến lƣợc cụ thể trong các ngân hàng thƣơng mại bán lẻ để làm nguồn tƣ liệu cho luận văn.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI TPBANK-CHI NHÁNH SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá, bổ sung hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh sài gòn (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)