Quy trình thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng stress test kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ

2.2 Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng (Stress Test)

2.2.5 Quy trình thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản

Mục đích của phần này nhằm mơ tả các bƣớc công việc khi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng. Đây là quy trình chung đƣợc áp dụng cho cả NHTW lẫn các NHTM theo cách tiếp cận từ trên xuống (cho NHTW) cũng nhƣ từ dƣới lên (cho các NHTM).

Về cơ bản, quy trình gồm 4 giai đoạn: nhận diện tổn thƣơng (các khoản mục có thể gây rủi ro trong BCĐKT, xây dựng kịch bản và áp dụng vào bảng cân đối kế tốn của các ngân hàng, từ đó, đánh giá sức chịu đựng của các ngân hàng để đƣa ra các biện pháp. Quy trình bắt đầu tƣ việc xác định các thành phần quan trọng (để thu

thập số liệu) của đối tƣợng cần thực hiện ST. Giai đoạn thứ hai là xây dựng các kịch bản thông qua việc giả định (các sự kiện bất lợi, có tính chất cực độ, mang tính chất ngoại lệ, bất thƣờng nhƣng có khả năng xảy ra), có thể xây dựng nhiều kịch bản hoặc một kịch bản phù hợp với hệ thống ngân hàng hay từng ngân hàng riêng lẻ. Giai đoạn thứ ba là tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả tác động theo từng kịch bản. Giai đoạn cuối cùng là xác định kế hoạch hành động để kiểm sốt rủi ro.

Để thực hiện quy trình này, cần có các dữ liệu đầy đủ phục vụ cho việc nhận dạng các tổn thƣơng, cụ thể là các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, các sự kiện lịch sử, kinh nghiệm thực hiện Stress Test của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là báo cáo ổn định tài chính (quy định các chuẩn mực chung) của NHTW ở mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng stress test kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)