CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ
4.4 Các bƣớc thực hiện mơ hình
4.4.2 Phản ứng của các ngân hàng
Bƣớc thứ hai trong mơ hình là việc các ngân hàng thanh lý tài sản sẵn có đƣợc gọi là “Phản ứng của các ngân hàng”. Thông qua phản ứng, các ngân hàng thu đƣợc tiền để bù đắp cho độ lệch thanh khoản. Sự gia tăng nguồn cung và nhu cầu thanh khoản và sự suy giảm về giá trị của các tài sản dẫn đến tình trạng các ngân hàng phản ứng tƣơng tự nhau. Tuy nhiên, trong khi một số ngân hàng chỉ giảm các khoản tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, một số khác phải bán tài sản của mình trên thị
trƣờng tài chính. Mơ hình ST giả định rằng, do sự rối loạn đồng thời về chức năng của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng tín dụng, các ngân hàng khơng thể tìm đƣợc các nguồn tài trợ thâm hụt và một sự gia tăng các khoản nợ (vay, huy động,…) đƣợc loại trừ thì phƣơng pháp duy nhất mà các ngân hàng sử dụng là “bán tài sản”.
Nói chung, phản ứng của các ngân hàng đƣợc thể hiện nhƣ sau:
∑ (5)
Trong đó: j là số lƣợng tài sản có sẵn đƣợc thanh lý để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Ngƣời ta cho rằng, phản ứng đầu tiền của các ngân hàng là dùng các tài sản có sẵn trong bộ đệm tài sản thanh khoản ( và sau đó là các tài sản
có sẵn khác. Tác giả tin tƣởng rằng, các ngân hàng sắp xếp các khoản mục tài sản trong BCĐKT theo tính thanh khoản của chúng, các tài sản trong bộ đệm thanh khoản bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nƣớc, tiền gửi tại các TCTD khác, các khoản cho vay đến hạn trong một thơi gian cụ thể (01 tháng hoặc 03 tháng), trái phiếu đƣợc phát hành bởi chính phủ trong nƣớc hoặc NHNN, trái phiếu đƣợc phát hành bởi các chính phủ khác) và các tài sản khác (trái phiếu khác, các công cụ vốn, các tài sản khác,…)
Phản ứng của các ngân hàng sẽ làm giảm tác động của các cú sốc thanh khoản ở vòng một trong BCĐKT của họ. Tuy nhiên, chúng sẽ đồng thời làm gia tăng rủi ro uy tín của từng ngân hàng phản ứng và rủi ro hệ thống thông qua phản ứng đồng thời của các ngân hàng trên thị trƣờng tài chính.
Rủi ro uy tín của một ngân hàng bao gồm những dấu hiệu về vấn đề thanh
khoản của nó. Các ngân hàng thƣờng khơng muốn trả chi phí q cao, vƣợt giá trị thực tế để huy động vốn (hoặc vay) vì điều này cho biết các điểm yếu của họ, đƣợc gọi là hiệu ứng kỳ thị (Goodhart, 2008). Nhƣ vậy, các ngân hàng phản ứng quá nhiều có thể đối mặt với với việc bán tài sản ở giá rất thấp. Điều này cũng tƣơng tự trong trƣờng hợp các ngân hàng phải vay hoặc kêu gọi sự hỗ trợ từ NHNN. Thực tế, tại Việt Nam, khi một ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản, các ngân hàng tăng cƣờng huy động để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời. Nhiều ngân hàng cùng
nâng cao lãi suất để huy động sẽ dẫn tới cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, kết quả làm cho chi phí gia tăng, lợi nhuận ngân hàng giảm.
Rủi ro hệ thống, một cú sốc thanh khoản đặc biệt liên quan đến một ngân hàng
đơn lẻ có thể lây lan rất nhanh đến các ngân hàng khác thông qua sự liên hệ mật thiết lẫn nhau của thị trƣờng và bảng cân đối của các ngân hàng. Để tạo ra lƣợng tiền mặt cần thiết, một ngân hàng đơn lẻ phải bán tài sản và tạo áp lực lên giá của các tài sản đó. Các thành phần khác của thị trƣờng cũng theo đuổi chiến lƣợc giao dịch tƣơng tự, và cũng bắt đầu bán. Điều này rất dễ dàng dự đốn bởi phần cịn lại của thị trƣờng, trong đó động lực để bên mua tham gia tích cực là rất thấp. Kết quả là, những nhà cung cấp thanh khoản tiếp tục chờ đợi một sự sụt giảm mạnh về giá của các tài sản (Praet and Herzberg, 2008). Một bức tranh tƣơng tự đƣợc mô phỏng trong mơ hình gây ra áp lực một phía q mức từ các ngân hàng lên thị trƣờng tài chính (ví dụ, tất cả các ngân hàng muốn bán trái phiếu). Điều này dẫn đến sự suy giảm thêm tính thanh khoản của thị trƣờng và giá trị thị trƣờng của các tài sản bị thanh lý.
Sự gia tăng trong rủi ro danh tiếng và rủi ro hệ thống phản hồi đến BCĐKT của các ngân hàng (giảm hơn nữa giá trị tài sản và gia tăng tỷ lệ rút tiền gửi), tạo thành một hiệu ứng phản hồi.