Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã
2.1.1.2 Đặc điểm của hợp tác xã
Qua định nghĩa về HTX đã thể hiện những đặc điểm chung cơ bản của HTX, đó là:
Thứ nhất, HTX là tổ chức KTTT do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và được bình đẳng như các thành phần kinh tế khác.
Thứ hai, trong xây dựng và phát triển phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của HTX. HTX là tổ chức KTTT mang tính xã hội cao bao gồm cả thể nhân, pháp nhân (các tổ chức kinh tế - xã hội có tư cách pháp nhân), cán bộ cơng chức, cả người ít vốn lẫn người nhiều vốn nhưng phải tuân theo những điều kiện nguyên tắc chặt chẽ về gia nhập, ra khỏi HTX, tổ chức quản lý HTX được quy định trong luật: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX theo quy định của điều lệ HTX; Dân chủ, bình đẳng và cơng khai, xã viên có quyền trong tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX; Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Hợp tác và phát triển cộng đồng.
Thứ ba, quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối trong hợp tác xã.
- Về quan hệ sở hữu: “dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập
thể”. Khi gia nhập HTX, mọi xã viên góp vốn theo quy định của điều lệ, vốn góp của xã viên là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá trị khác được quy ra tiền. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khơng có khả năng về tài chính góp vốn, nghị định Chính phủ hướng dẫn thi hành luật quy định người tham gia có thể góp vốn bằng giá trị sức lao động được quy ra tiền. Vốn góp cổ phần có thể nhiều hơn mức tối thiểu nhưng không được vượt quá 30% tổng vốn điều lệ của HTX. Vốn góp cổ phần của xã viên chỉ giao quyền sử dụng cho tập thể và được trả lại cho xã viên khi ra khỏi HTX. Sở hữu tập thể bao gồm tài sản chung của tập thể, thành quả lao động chung của tập thể, tài sản tập thể được cho tặng… cụ thể gồm các cơng trình phục vụ sản xuất, cơng trình phúc lợi văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư được xây dựng từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi của HTX, các nguồn vốn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Về quan hệ tổ chức quản lý: Xã viên trực tiếp tham gia quản lý, giám sát hoạt động HTX theo nguyên tắc quản lý dân chủ, xã viên quyết định công việc quan trọng của HTX một cách bình đẳng, khơng phân biệt vốn góp ít hay nhiều. Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do đại hội xã viên bầu trực tiếp. Trường hợp HTX không tổ chức riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì người đứng đầu bộ máy quản lý và điều hành là chủ nhiệm HTX, chủ nhiệm HTX đồng thời là trưởng ban quản trị ở trường hợp này phải là xã viên HTX và do đại hội xã viên bầu. Trường hợp HTX tổ chức riêng bộ máy quản lý và điều hành thì người đứng đầu bộ máy quản lý là trưởng ban quản trị; bộ máy điều hành là Ban chủ nhiệm và người đứng đầu là chủ nhiệm HTX, ở trường hợp này chủ nhiệm có thể th người ngồi, khơng phải là xã viên HTX để điều hành HTX.
- Về quan hệ phân phối: phần lãi của HTX sau khi nộp thuế và trả bù các
khoản lỗ của năm trước (nếu có) phải được trích lập các qũy khơng chia: quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phịng và các quỹ khác, sau đó mới chia lãi cho xã viên, ngồi tiền cơng được nhận theo số lượng và chất lượng lao động, còn được nhận lãi theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.
Thứ tư, tổ chức và hoạt động của HTX không bị giới hạn về quy mô, lĩnh
vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng), với quy mơ linh hoạt và đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành, với nhiều trình độ phát triển từ thấp đến cao. Có những HTX chỉ hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chung về một hay một số dịch vụ đầu vào, đầu ra, chuyên ngành, dịch vụ tổng hợp đa chức năng; có HTX sản xuất kết hợp dịch vụ, HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện, từ hợp tác phát triển thành các liên hiệp HTX, liên minh HTX.
Thứ năm, KTTT mà nòng cốt là các HTX và kinh tế hộ tự chủ có mối quan
hệ gắn bó tác động tương hỗ, cùng nhau phát triển. Khi kinh tế hộ càng phát triển, càng cần có nhu cầu hợp tác và kinh tế hợp tác phát triển tạo điều kiện cho kinh tế
hộ phát triển. Bởi vì trong nơng nghiệp, hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế tự chủ, lại vừa là người chủ của HTX, là người tiêu dùng các dịch vụ đầu vào và bán sản phẩm cho HTX, do đó, kinh tế hộ càng phát triển càng tạo ra những tiền đề kinh tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế HTX và đồng thời KTTT, kinh tế HTX phát triển là môi trường quan trọng để hỗ trợ, bổ sung cho kinh tế hộ phát huy hết khả năng của mình trong sản xuất kinh doanh