Mâu thuẫn nảy sinh cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 98 - 101)

Chương 6 : Kết luận và kiến nghị

5.4 Những mâu thuẫn nảy sinh cần giải quyết và bài học kinh nghiệm

5.4.1. Mâu thuẫn nảy sinh cần giải quyết

Mâu thuẫn bao trùm nhất của nền kinh tế Hậu Giang hiện nay là: mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá với thực trạng thấp kém của lực lượng sản xuất, gắn với nó là việc quản lý kinh tế vĩ mô của tỉnh đối với kinh tế HTX chưa được đổi mới một cách toàn diện và phù hợp với thực tiễn. Mâu thuẫn trên được thể hiện thành các mặt cụ thể sau:

Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan phát triển kinh tế HTX với nhận thức chủ quan của cán bộ quản lý các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Hiện nay, mặc dù Luật HTX đã sửa đổi; Nghị quyết Trung ương; Chỉ thị

số 20-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (ngày 2/1/2008), nhưng phần lớn cán bộ quản lý kể cả xã viên HTX và người sản xuất hàng hố nhỏ vẫn cịn tâm lý e ngại trong việc vận động phát triển kinh tế HTX do phong trào hợp tác hố kiểu cũ, làm ăn khơng hiệu quả của những năm trước đây.

Hai là, mâu thuẫn trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn. Những năm

qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, điều kiện đất nơng nghiệp có hạn và xu hướng ngày một giảm (do các khu công nghiệp và quy hoạch khu dân cư ngày càng tăng), chất lượng đất một số nơi thấp… nên đối với một bộ phận nông dân thiếu đất canh tác và thu nhập từ sản xuất

nông nghiệp không đủ trang trải cho nhu cầu đời sống. Mặt khác, khu vực công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển nên không thu hút được số lượng lao động dư thừa hàng năm chuyển sang phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Đồng thời, Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu cho q trình dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất ở nơng thơn. Nhưng sản xuất hàng hố chỉ phát triển khi có sự tập trung ruộng đất ở mức độ hợp lý vào tay những người sản xuất giỏi, tạo thành vùng chuyên canh nhằm từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác. Đây là vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang cần được giải quyết.

Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế thị trường với tư duy kinh tế, năng lực làm chủ của các chủ thể sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng thu nhập trong

nông thôn của tỉnh hiện nay là tư tưởng bảo thủ, trì trệ của một bộ phận nơng dân, chính tư tưởng này là trở lực lớn ngăn cản người nông dân bước vào kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, mặc dù lúc này họ là chủ thể thực sự của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khơng chỉ có kinh tế hộ mà ngay cả các HTX nông nghiệp đến nay cũng gặp mâu thuẫn này. Đây là nguyên nhân của những HTX trung bình và yếu. Việc phát triển kinh tế hàng hố cịn chậm chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra trong nền kinh tế của tỉnh là cản trở lớn đối với vấn đề tập trung ruộng đất, tiếp cận thị trường, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Tư duy kinh tế và năng lực kinh tế đóng vai trị quyết định nhất trong sự thành bại của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong kinh tế thị trường thời hội nhập. Do đó, một mặt Nhà nước cần phải có những chính sách và biện pháp cần thiết giúp đỡ kinh tế hộ có những hiểu biết mới về CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn và nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường cho hộ và chủ trang trại; mặt khác, tạo môi trường cần thiết cho kinh tế hộ phát triển. Trên

trong thời gian tới.

Bốn là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển HTX với trình độ và năng lực yếu của cán bộ HTX hiện nay. Kinh tế HTX hiện nay yêu cầu phải có đội

ngũ cán bộ quản lý có năng lực. Thực tế cho thấy, theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê (2012) cho thấy, nhân lực trong HTX có trình độ đại học chỉ có 6,7%, cao nhất trong 13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực trong HTX nơng nghiệp ở Hậu Giang được nâng lên và có khá hơn so với những ngày đầu thành lập. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong HTX nông nghiệp ở địa phương chưa đảm bảo so với yêu cầu của sự phát triển HTX. Tình trạng cán bộ HTX có năng lực thì chỉ làm ở HTX một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang Đảng ủy hoặc UBND xã hoặc bỏ việc ra làm cho doanh nghiệp tư nhân. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp trong thời gian qua.

Năm là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của kinh tế HTX với nguồn vốn cho hoạt động của nó cịn rất ít. Đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông

dân và nông thôn chưa tương xứng với yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho lao động cho họ. Năng suất lao động trong nông thôn và nông nghiệp thấp.

Sáu là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế HTX với vấn đề quản lý nhà nước đối với thành phần kinh tế tập thể. Trong khi Nhà nước đang đẩy

mạnh việc đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, tuy nhiên việc quản lý nhà nước của chính quyền các cấp của tỉnh cịn bng lỏng và nếu có thì cịn mang tính phong trào hoặc can thiệp quá sâu.

Bảy là, mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới HTX với trình độ quản lý cịn hạn chế của hệ thống chính trị ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ quản lý của hệ thống

chính trị ở cơ sở tỉnh Hậu Giang cịn hạn chế, đặc biệt rất yếu về trình độ quản lý kinh tế và kiến thức quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập ngày càng sâu, rộng của nền kinh tế. Đồng thời nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)