Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
2.4 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và bài học rút ra cho
2.4.2.2 Kinh nghiệm của của một số tỉnh vùng Đông Nam bộ
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Xuất phát từ một HTX yếu kém trong quản lý kinh tế và sản xuất
kinh doanh đơn điệu, không hiệu quả, đến nay HTXNN Xuân Hưng đang nổi lên là một HTX làm ăn đạt hiệu quả.
Hiện nay HTX đang tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Sau khi thành công với con cá rô đồng mà HTX đã đầu tư trên diện tích 70 ha ni cá rơ đồng, HTX phấn đấu nâng diện tích sản xuất lên khoảng 100 ha với số xã viên tham gia trực tiếp nuôi cá chiếm 80%. Để phát triển HTX, ban chủ nhiệm đã quan tâm hỗ trợ từng hộ xã viên về các hoạt động ni trồng như: diện tích ao ni trồng; nguồn vốn tự có và phương pháp kỹ thuật nuôi ... Về thức ăn nuôi cá, HTX đã ký kết với các nhà máy sản xuất cám cung cấp thường xuyên cho các xã viên, trong đó có một số cơng ty bán cám trả chậm cho xã viên. Với những hướng đi phục vụ xã viên đúng đắn, HTX dịch vụ
nông nghiệp Xuân Hưng đã phát triển mạnh và quy tụ được những xã viên có vốn, có tiềm năng để tiếp tục phát triển vững chắc.
- HTX chăn ni bị sữa Tân Thơng Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh, được thành lập từ năm 1999, hoạt động chủ yếu là thu mua sữa bò
tươi cung ứng cho các đơn vị tiêu thụ và cung cấp phụ phẩm chăn ni bị sữa, góp phần ổn định đời sống xã viên HTX trên địa bàn xã Tân Thông Hội - huyện Củ Chi và các xã lân cận.
Mặc dù được thành lập từ năm 1999 nhưng đến tháng 9/2010 HTX vẫn chỉ đóng vai trị trung chuyển sữa tươi giữa đơn vị tiêu thụ và xã viên nên HTX phụ thuộc nhiều vào đơn vị tiêu thụ, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của tập thể, xã viên. Từ thực tế trên, Ban quản trị HTX đã đề xuất phương hướng tiêu thụ sữa thông qua hợp đồng trực tiếp với đối tác, HTX đã tổ chức đàm phán với nhiều doanh nghiệp tiêu thụ sữa có uy tín để ký hợp đồng cung ứng sữa tươi. Việc làm này đã được nhiều hộ hưởng ứng và có đơn xin gia nhập HTX.
Ban quản trị HTX đã đàm phán với các công ty cung cấp thức ăn gia súc để cung ứng cho xã viên giá rẻ hơn giá thị trường đến 7%; xây dựng 3 trạm thu mua và các trạm vệ tinh khác để tổ chức tiêu thụ sữa của hộ xã viên và các hộ nông dân; sử dụng quỹ đất dồi dào của xã viên để trồng cỏ cung cấp lượng thức ăn xanh thay vì phải tốn tiền mua hèm bia, xác mì. Đồng thời, HTX đầu tư máy vắt sữa, bồn lạnh chứa sữa, xe vận chuyển về thẳng nhà máy, nên HTX trở thành đầu mối thu mua sữa cho xã viên tốt nhất với giá ổn định. Sản lượng sữa lớn, chất lượng đồng đều thì các cơng ty sữa khơng thể dựa vào những lý do như nhiễm vi sinh, sản lượng không ổn định để trừ tiền như với người chăn nuôi riêng lẻ.
Hiện nay, HTX đã chủ động trong việc chăn ni bị sữa và bán các thành phẩm sữa các loại. Đã ký hợp đồng trực tiếp với nhiều đơn vị thu mua như công ty cổ phần sữa quốc tế, cơng ty bị sữa thành phố TNHH MTV, Cơng ty bị sữa Long Thành,... HTX đã huy động các hộ chăn ni bị sữa gia
nhập HTX, số lượng xã viên đã tăng từ 50 xã viên lên 168 xã viên. Trong đó, 85 xã viên là nơng dân trên địa bàn xã Tân Thơng Hội và 83 xã viên ngồi địa bàn của xã. Hiện sản lượng sữa của HTX đạt trung bình 16 tấn/ngày, lợi nhuận từ chăn ni bị sữa đem lại cho xã viên lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
- HTX Nông nghiệp Thỏ Việt: Thành công với mơ hình trồng rau an
tồn.
Trong số các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, HTX Nơng nghiệp Thỏ Việt được xem là thành công nhất với mơ hình trồng rau an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện tại, rau của Thỏ Việt không chỉ bán tại nhiều siêu thị mà còn xuất khẩu với số lượng lớn.
Lúc mới bắt tay vào làm VietGAP rất khó khăn vì nơng dân trình độ có hạn. Nhiều hộ làm không được đã địi rời bỏ HTX. Trước thực trạng đó, Ban chủ nhiệm HTX chuyển từ vận động sang cầm tay chỉ việc cho từng xã viên. HTX còn nhờ Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp cho kỹ sư xuống tận nhà, ra ruộng và cùng làm với họ để hướng dẫn, giám sát mọi hoạt động sản xuất của xã viên. Từ sự nhiệt tình của HTX, bà con nơng dân bắt đầu học sản xuất theo đúng quy trình, tiêu chuẩn VietGap đề ra. Áp dụng theo phương thức đó, HTX mở rộng hợp tác thêm với nhiều hộ nơng dân khác bên ngồi để nguồn rau được dồi dào, đa dạng.
Ban chủ nhiệm HTX tiến hành quy hoạch sản xuất tập trung theo từng vùng, đồng thời lên kế hoạch trồng các loại sản phẩm khác nhau cho từng vùng, từng xã viên để tránh bị thiếu hụt hay dư thừa một loại sản phẩm. Công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch cũng được thực hiện theo quy trình và bao bì đóng gói ln đảm bảo đẹp mắt để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng