Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
5.2 Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ
5.2.1.3 Tình hình tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp
Về hình thức hoạt động, HTX nông nghiệp chủ yếu ở các khâu như
dịch vụ bơm tưới, làm đất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ,... Một số HTX đã chủ động kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, mở thêm ngành nghề kinh doanh, thương mại, xây dựng...
Về nguồn vốn, tính đến năm 2015, vốn điều lệ của HTX nơng nghiệp có
nhau, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các xã viên và vay vốn ưu đãi của nhà nước. Kết quả khảo sát cho thấy, có 98,3% xã viên cho rằng, nguồn vốn huy động từ xã viên; có 30,0% cho rằng nguồn vốn từ vay ưu đãi của nhà nước. Ngồi ra, nguồn vốn cũng cịn huy động từ các nguồn khác như liên doanh với các doanh nghiệp tư nhân (11,1%). Nguồn vốn huy động mỗi năm trung bình khoảng 35.824 triệu đồng/năm. Điều này cho thấy, vốn điều lệ của các HTX cịn thấp. Sở dĩ là vì, việc huy động nguồn vốn chủ yếu từ xã viên nhưng do các thành viên chưa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình. Thêm vào đó, HTX cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngồi, bị thiếu thơng tin về các nguồn tài chính, tín dụng, khơng hiểu rõ quy trình, thủ tục, khơng xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi để huy động vốn. Hơn nữa, các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính xuất phát từ vấn đề HTX khơng có tài sản thế chấp; trình độ quản lý và chuyên mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ HTX cịn thấp, chưa nhạy bén việc nắm bắt nhu cầu thị trường, do vậy phương án sản xuất, kinh doanh của HTX đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức tín dụng.
Về cơ sở hạ tầng, đây là một trong điều kiện cần thiết để đảm bảo hoạt
động của HTX. Ở bảng số liệu 5.5 cho thấy, xã viên đánh giá các cơ sở như nhà xưởng, văn phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ làm việc ở mức độ bình thường; các cơ sở vật chất khác như máy móc phục vụ sản xuất, thơng tin liên lạc được đánh giá cao hơn một chút. Nhìn tổng thể, điều kiện đảm bảo hoạt động của HTX được xã viên đánh giá chưa cao. Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất của các HTX nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn khá hạn chế như văn phòng làm việc chập hẹp, trang thiết bị sản xuất ở một số HTX còn lạc hậu, thiếu phương tiện làm việc… Chính những điều này cũng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Bảng 5.5: Đánh giá về cơ sở vật chất của HTX theo quam điểm của xã viên (%) Cơ sở vật chất Tốt Bình thường Khơng tốt Khó đánh giá Nhà xưởng 27,8 50,9 - 21,3 Máy móc phục vụ sản xuất 68,8 31,2 - - Văn phòng làm việc 28,5 55,9 - 15,6 Thông tin liên lạc (điện thoại, Internet…) 51,5 40,6 3,2 4,7 Trang thiết bị phục vụ làm việc (máy tính…) 45,6 47,4 2,6 4,4
Nguồn từ điều tra, khảo sát
Về bộ máy quản lý, đến nay bộ máy Ban quản trị được tinh gọn hơn và
dần đi vào hoạt động theo Luật HTX. Các HTX được tổ chức hoạt động và quản lý theo mơ hình 1 bộ máy. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển HTX trong giai đoạn mới thì năng lực quản lý điều hành của Ban quản trị còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới HTX trong thời gian vừa qua và những vấn đề đặt ra của thể chế kinh tế kinh tế thị trường trong thời gian tới. Điều này được thể hiện khá rõ về đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ HTX ở phần trên. Do đó, đây là một trong những nhân tố cơ bản làm cho phong trào HTX của tỉnh phát triển chậm cả về lượng và chất lượng.