Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 87 - 93)

Chương 6 : Kết luận và kiến nghị

5.2 Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ

5.2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã

Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã tỉnh Hậu Giang (2015) về đánh giá, phân loại HTX cho thấy, trong 140 HTX nơng nghiệp, có 20,14% HTX nơng nghiệp đạt loại giỏi, có 32,37% đạt loại khá, có 36,69% đạt loại trung bình và 10,79% đạt loại yếu kém. Như vậy, có hơn ½ tổng số HTX nơng nghiệp đạt loại khá trở lên trong năm qua. Có nghĩa là, cũng hơn ½ tổng số HTX nơng nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế. Mặc dù vậy, tỷ lệ HTX nơng nghiệp đạt loại trung bình trở xuống cũng còn khá cao (47,48%). Một bằng chứng khảo sát ngẫu nhiên từ 20 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng cho kết quả khá thống nhất rằng, có 52,3% xã viên cho rằng, HTX mà họ đang tham gia có loại khá trở lên và cịn lại là loại trung bình. Điều này cho thấy rằng, kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa đồng đều và chất lượng HTX nơng nghiệp vẫn cịn thấp.

Bảng 5.6: Đánh giá về những khó khăn trong hoạt động của HTX nông nghiệp theo quan điểm của xã viên (%)

Khó khăn

Vốn 51,2

Thiếu thị trường đầu ra 83,0

Trình độ canh tác của xã viên 37,0

Giá cả đầu ra, đầu vào bất ổn 81,2

Thiếu kinh nghiệm quản lý 59,4

Khả năng lãnh đạo quản lý, điều hành còn hạn chế 33,6

Nguồn từ điều tra, khảo sát

Sở dĩ kết quả như vậy là vì, trong quá trình hoạt động, các HTX nơng nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, được thể hiện cụ thể ở kết quả khảo sát tại bảng số liệu 5.6. Trong đó, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu thơng tin thị trường;

khả năng quản lý, điều hành chưa tốt của cán bộ HTX; khó khăn về nguồn vốn; giá cả đầu vào, đầu ra bất ổn và cộng với ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác cũng như trình độ canh tác của xã viên cịn hạn chế là những khó khăn đã ảnh hưởng đến quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá sự thay đổi về phân loại kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp so với thời gian mới thành lập, nhằm thấy rõ sự chuyển biến kết quả hoạt động của loại hình HTX này trong những năm qua. Ở bảng số liệu 5.7 cho thấy, kết quả phân loại HTX nơng nghiệp được xếp loại từ khá trở lên có xu hướng tăng từ 46,05% của năm 2010 lên 76,84% của năm 2015 và tỷ lệ HTX xếp loại yếu có xu hướng giảm từ 12,50% của năm 2010 xuống còn 8,87% của năm 2015. Điều này cho thấy, HTX nơng nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Bảng 5.7: Kết quả phân loại HTX nông nghiệp qua các năm

Tổng Giỏi Khá TB Yếu 2010 110 16,45% 29,60 30,92% 12,50% 2011 115 20,14% 32,37% 36,69% 10,70% 2012 120 62,5% 29,17% 8,33% 2013 122 55,26% 36,32% 8,42% 2014 125 65,52% 25,86% 8,62% 2015 140 76,84% 14,29% 8,87%

Nguồn từ điều tra, khảo sát

Chính vì thế, khi thực hiện khảo sát đánh giá về sự thay đổi trong kết quả phân loại hoạt động HTX thì kết quả đánh giá của xã viên cũng khá thống nhất với kết luận trên rằng, có gần 2/3 tổng số xã viên tham gia khảo sát đánh giá kết quả hoạt động của HTX hiện tại “tốt hơn rất nhiều” so với mới thành

lập và chỉ có 1,7% cho rằng “như cũ” (xem bảng 5.8). Điều này cho thấy, có sự tiến bộ trong hoạt động của HTX nông nghiệp hiện nay.

Bảng 5.8: Đánh giá sự thay đổi về kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp so với mới thành lập theo quan điểm của xã viên

So với mới thành lập Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt hơn rất nhiều 246 71,7

Có tốt hơn một chút 91 26,5

Như cũ 6 1,7

Tổng 343 100,0

Nguồn từ điều tra, khảo sát

Sở dĩ là vì, có sự quan tâm của lãnh đạo địa phương trong quá trình thành lập và hoạt động của HTX thông qua các hoạt động hỗ trợ vay vốn ưu đãi, chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ và cộng với sau quá trình hoạt động, cán bộ HTX và xã viên có sự đồng thuận, tinh thần trách nhiệm và nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý, điều hành. Điều này được thể hiện khá rõ thông qua bằng chứng khảo sát ở bảng số liệu 5.9.

Bảng 5.9: Đánh giá về những thuận lợi trong hoạt động của HTX nông nghiệp theo quan điểm của xã viên (%)

Thuận lợi

Được ưu đãi trong vay vốn 47,4

Được chính quyền quan tâm 85,4

Được sự đồng thuận cao của xã viên 52,6

Đội ngũ cán bộ HTX có trách nhiệm 78,9

Được ưu đãi thuế, đất SX 24,9

Ý thức trách nhiệm của xã viên cao 47,1

Như vậy, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hoạt động chưa đồng đều. Mặc dù vậy, vẫn có sự thay đổi về kết quả hoạt động so với những năm đầu mới thành lập. Sở dĩ là vì, trong quá trình hoạt động, các HTX này có nhiều thuận lợi nhưng đối diện cũng khơng ít khó khăn. Kéo theo đó là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thời gian qua.

5.3 Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ hiệu quả được định nghĩa như sau: “Hiệu quả là kết quả đích thực” của một hoạt động, cơng việc nào đó. Hiệu quả là so sánh đầu vào với đầu ra của một quyết định nào đó. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát để đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp và kết quả khảo sát cho thấy, có 80,6% xã viên đánh giá HTX mà họ đang tham gia làm ăn có hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu cịn đánh giá sự chuyển biến về hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp so với những năm đầu mới thành lập và kết quả cũng cho thấy rằng, có 67,7% xã viên cho rằng HTX nông nghiệp mà họ đang tham gia “tốt hơn rất nhiều”; có 31,8% cho rằng “có tốt hơn một chút” và chỉ có 0,6% cho rằng “như cũ”. Như vậy, xã viên đánh giá khá tích cực về hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, sự chuyển biến một phần vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp được khảo sát cũng khơng đồng đều. Bằng chứng này đã góp phần củng cố về tính hợp lý của kết luận về kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp được khẳng định ở trên.

Mặc dù tỷ lệ đánh giá chưa hiệu quả cũng như sự chuyển biến về hiệu quả hoạt động của các HTX nơng nghiệp vẫn cịn cao nhưng không thể phủ nhận về hiệu quả của các HTX này trong thời gian qua. Trên cơ sở cách hiểu

về hiệu quả, trong nghiên cứu này hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp được thể qua (1) hiệu quả kinh tế và (2) hiệu quả xã hội

5.3.1 Hiệu quả về kinh tế

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, hiệu quả kinh tế thường được dùng các tiêu chí về doanh thu, chi phí đầu tư và thu nhập. Do đó, trong nghiên cứu này, hiệu quả kinh tế của HTX nông nghiệp cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trước hết, đánh giá về doanh thu hàng năm của các HTX nông nghiệp, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về tiêu chí này và kết quả khảo sát cho thấy, doanh thu trung bình của các HTX nơng nghiệp được khảo sát là 3,5 tỷ đồng/năm. So sánh với doanh thu giữa năm trước và sau thì kết quả khảo sát cho thấy, có 96,8% xã viên cho rằng doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước. Trong đó, có 91,3% xã viên cho rằng, doanh thu năm sau tăng khoảng dưới 15% so với năm trước và chỉ có 8,7% cho rằng doanh thu tăng từ 15% trở lên. Điều này cho thấy, doanh thu của các HTX nơng nghiệp khảo sát có tăng nhưng chủ yếu tăng dưới 15%. Như vậy, doanh thu có tăng nhưng khơng nhiều.

Về chi phí đầu tư, đây là một trong tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu

quả kinh tế. Bởi lẽ, chi phí đầu tư giảm có nghĩa là tiết kiệm được chi tiêu cho các yếu tố đầu vào và khi đó, hiệu quả kinh tế cao hơn. Đánh giá về chi phí đầu tư so với trước khi tham gia HTX thì kết quả khảo sát ở bảng số liệu 5.10 cho thấy, có hơn 2/3 tổng số xã viên đánh giá về chi phí đầu tư sản xuất có giảm từ mức độ ‘khơng nhiều” cho đến “nhiều”. Trong đó, chi phí giảm dưới 10% chiếm ½ tổng số người trả lời. Điều này cho thấy, việc tham gia HTX nơng nghiệp đã giúp chi phí đầu tư sản xuất của người dân có giảm xuống. Đồng nghĩa rằng, việc tham gia HTX nơng nghiệp cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình.

Bảng 5.10: Đánh giá về chi phí đầu tư khi tham gia HTX theo quan điểm của xã viên

SL Tỷ lệ (%) Tỷ lệ giảm

Giảm nhiều so trước đây 148 49,7 Dưới 10% Từ 10-15% Giảm trên 15%

51,7% 18,9% 17,7% Có giảm nhưng khơng nhiều 139 46,6

Như cũ 6 2,0

Tăng lên 5 1,7

Tổng 298 100

Nguồn từ điều tra, khảo sát

Chính vì doanh thu của các HTX nơng nghiệp được khảo sát tăng lên và chi phí đầu tư giảm cho nên cũng đã góp phần làm cho thu nhập hộ gia đình của xã viên cũng theo đó mà tăng lên. Nếu trước khi tham gia HTX, thu nhập hộ gia đình trung bình 68,5 triệu đồng/năm/hộ thì sau khi tham gia, thu nhập hộ gia đình trung bình 92,8 triệu đồng/năm/hộ. Sự chênh lệch thu nhập hộ gia đình trước và sau khi tham gia là 24,3 triệu đồng/năm/hộ. Nhờ đó, đã làm cho mức sống của hộ gia đình xã viên cũng được tăng lên. Điều này được chứng mình bằng kết quả khảo sát rằng, có 45,6% xã viên đánh giá mức sống của hộ gia đình từ khá giả trở lên; có 53,8% cho rằng ở mức sống trung bình và chỉ có 0,6% cho rằng họ nghèo. So với mức độ cải thiện về đời sống, có 71,3% xã viên được hỏi cho rằng, đời sống của hộ gia đình họ có cải thiện hơn trước rất nhiều và có 28,7% cho rằng có cải thiệu một chút. Nếu tính tỷ lệ cộng dồn thì 100% xã viên được hỏi đều đánh giá đời sống của hộ gia đình họ có cải thiện từ ít cho đến nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)