Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
4.4. Công cụ nghiên cứu
- Đối với công cụ của phương pháp nghiên cứu định tính: Đề tài sẽ đi vào phân tích những tài liệu thứ cấp - Secondary data (bao gồm những tài liệu và số liệu có sẵn) có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành với số
lượng khoảng 20 cuộc với các nhóm đối tượng cụ thể như sau:
Xã viên: 16 cuộc
Cán bộ: 4 cuộc (mỗi loại hình HTX là 1 cuộc)
- Đối với công cụ của phương pháp nghiên cứu định lượng:
Đề tài sẽ triển khai một cuộc khảo sát xã hội học với 343 xã viên của các HTX được lựa chọn. Các đối tượng này sẽ được trưng cầu ý kiến dựa trên bảng hỏi cấu trúc được chuẩn bị sẵn, đảm bảo nguyên tắc khuyết danh. Mục đích của việc trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi là tạo ra cơ sở dữ liệu sơ cấp (primary data) tương đối đầy đủ về thực trạng hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Thông qua hệ phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện khách quan và nghiêm túc, những bằng chứng thu thập được sự thuyết phục và chứng minh các câu hỏi nêu ra là có cơ sở và có độ tin cậy cao.
Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu theo các tiêu chí như sau:
Đối với khảo sát bảng hỏi: Nghiên cứu sẽ thực hiện trưng cầu ý kiến với một số nội dung: Thông tin của người trả lời; Thực trạng hoạt động, tham
gia HTX; Hiệu quả của HTX mang lại cho xã viên; Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của HTX; Giải pháp
Đối với phỏng vấn sâu: một số tiêu chí PVS như sau: những cơ hội,
điểm mạnh, điểm yếu, thách thức đối với hoạt động của HTX nông nghiệp; Hiệu quả hoạt động của HTX trong những năm vừa qua: thay đổi mức sống của xã viên, nhận thức, thái độ; Lý giải cho hiệu quả hoạt động của HTX trong những năm vừa qua.