Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
5.3.2 Hiệu quả về xã hội
5.3.2.1 Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình.
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả xã hội của việc tham gia mơ hình kinh tế HTX. Trên cơ sở thu nhập tăng lên, chất lượng sống của gia đình các xã viên cũng theo đó có thể thay đổi. Kết quả khảo sát ở biểu 5.2 cho thấy, việc tiếp cận dịch vụ xã hội được xã viên đánh giá khá cao, đặc biệt là các dịch vụ như y tế, nước sạch, giáo dục, thông tin, nhà ở. Sở dĩ là vì, theo ý kiến của xã viên tham gia phỏng vấn sâu chia sẻ rằng, sở dĩ có sự thay đổi này là vì, theo người dân cho rằng, việc tham gia mơ hình HTX này đã giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, năng suất được tăng lên cộng với giá cả cũng ổn định hơn trước đây cho nên đã giúp cho thu nhập của gia đình họ được cải thiện và đây là điều kiện quan trọng để họ có thể chi tiêu cho gia đình cũng như cá nhân, đầu tư cho con cái học tập tốt hơn. Nếu so với trước đây, đời sống kinh tế gia đình cịn khó khăn, việc nghĩ tới chăm sóc sức khỏe tốt hơn, kết nối mang Internet hoặc đi du lịch là điều không thể, mặc dù họ vẫn nỗ lực “quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đời sống hiện tại đã dẩn dần được cải thiện cho nên xã viên chú ý đến việc hưởng thụ các dịch vụ này. Như vậy, cả bằng chứng nghiên cứu định tính và định lượng khá thống nhất trong đánh giá về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình các xã viên.
Biểu 5.2: Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình theo quan điểm của xã viên (%)
Nguồn từ điều tra, khảo sát
5.3.2.2 Thay đổi của địa phương trong đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết việc làm quyết việc làm
Đánh giá hiệu quả xã hội của mơ hình kinh tế HTX khơng chỉ đánh giá
ở khía cạnh thay đổi trong khn khổ hộ gia đình mà nghiên cứu cịn đánh giá về sự thay đổi của địa phương. Trước hết, sự thay đổi của địa phương trong đầu tư cơ sở hạ tầng đã được xã viên đánh giá khá cao, có 77,8% cho rằng “có đầu tư nhiều hơn” và có 22,2% cho rằng “có đầu tư nhưng khơng nhiều”. Nếu tính tỷ lệ cộng dồn thì xã viên đánh giá một cách tuyệt đối về sự thay đổi trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương ở mức độ từ “ít” cho đến “nhiều”. Các bằng chứng định tính thơng qua phỏng vấn sâu đã được các xã viên chia sẻ rằng, trước đây, chưa có mơ hình kinh tế HTX thì địa phương có quan tâm đầu tư về kênh mương, hệ thống thủy lợi, cơ sở đường sá nhưng chưa được đẩy mạnh; nhưng từ khi có mơ hình này, đặc biệt khi địa phương có chủ trương xây dựng mơ hình liên kết cánh đồng mẫu lớn và xây dựng nơng thơn mới thì có quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ, theo họ cho rằng, có những khu vực khơng có hoặc di chuyển khó khăn bằng đường bộ đến đồng ruộng của người dân thì bắt buộc phải di chuyển bằng đường thủy. Để có thể thu gom hết sản
phẩm của nông dân khi họ thu hoạch lúa đồng loạt thì địi hỏi phải những chiếc ghe có trọng tải lớn và muốn đến tận đồng ruộng người dân thì phải nạo vét kênh mương cũng như xây cầu cao hơn trước để có thể di chuyển một cách dễ dàng, nhằm giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp. Có thể nói, đây là nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và người dân. Cho nên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng về đường sá, kênh mương là yêu cầu đầu tiên trong việc thực hiện mơ hình kinh tế HTX. Chính vì thế, người dân tham gia mơ hình này cho rằng có sự thay đổi tích cực trong đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là điều dễ hiểu.
Việc giải quyết công ăn, việc làm cũng được xã viên đánh giá khá cao, có 97,3% xã viên được hỏi thì cho rằng, HTX nơng nghiệp có giải quyết cơng ăn việc làm cho người. Trong đó, có 74,9% cho rằng giải quyết cho khoảng dưới 200 người/năm và 17,4% cho rằng giải quyết khoảng từ 200-300 người/năm (xem bảng 5.11). Bằng chứng này cho thấy, HTX đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho nơng dân và điều này làm cho thu nhập của người nơng dân ổn định, góp phần nâng cao đời sống của họ, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn.
Bảng 5.11: Giải quyết việc làm theo quan điểm của xã viên SL Tỷ lệ (%) Giải quyết việc làm cho:
Có 327 97,3
Dưới 200 người/ năm Từ 200-300 người/năm Từ 300-400 người/năm Trên 400 người/năm 74,9% 17,4% 1,5% 6,2% Không 9 2,7 Tổng 336 100,0
5.3.2.3 Một số thay đổi khác
Về nâng cao trình độ và kỹ thuật canh tác, ở biểu 5.3 cho thấy, xã viên
tham gia mơ hình HTX đã được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật ni; ứng dụng khoa học cơng nghệ; ứng phó với tác động của dịch bệnh và ứng dụng các biện pháp sinh học chiếm tỷ lệ khá cao so với trước khi tham gia mơ hình kinh tế này. Điều này được củng cố thông qua bằng chứng thực tế cho thấy rằng, trong những năm qua, Liên minh HTX đã phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn đã thường xuyên tổ chức tập huấn về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng mơ hình sản xuất Vietgap… Nhờ đó, đã làm thay đổi tư duy canh tác của người nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Biểu 5.3: Nâng cao trình độ và kỹ thuật canh tác của xã viên (%)
Nguồn từ điều tra, khảo sát
Về hình thành ý thức kỷ luật tổ chức và thay đổi lối cánh tác lạc hậu,
kết quả khảo sát ở biểu 5.4 đã phản ánh được sự thay đổi hành vi của xã viên khi tham gia mơ hình kinh tế HTX. Bởi lẽ, theo các xã viên tham gia phỏng vấn sâu giải thích rằng, việc tham gia HTX địi hỏi thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức đưa ra, đặc biệt là các quy trình sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGap. Nếu không tuân thủ theo các nguyên tắc của tổ chức, quy trình sản xuất thì người xã viên chịu thiệt hại đầu tiên. Hơn nữa, cán bộ khoa học cũng thường xuyên tập huấn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ... Nhờ đó, đã dần dần thay đổi nhận thức và tư duy canh tác lạc hậu trước đây. Như vậy, các bằng chứng nghiên cứu định tính và định lượng đều cho thấy, việc tham gia mơ hình kinh tế HTX nơng nghiệp đã giúp cho bà con xã viên hình thành ý thức, tính kỷ luật và thay đổi lối canh tác lạc hậu theo hướng hiện đại và công nghệ sạch.
Biểu 5.4: Đánh giá về thay đổi hành vi của xã viên khi tham gia HTX (%)
Nguồn từ điều tra, khảo sát
Như vậy, việc tham gia mơ hình kinh tế HTX đã mang lại những kết quả tích cực về kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của xã viên và làm thay đổi diện mạo của địa phương cũng như ý thức, hành vi của xã viên trong q trình tham gia sản xuất. Có thể nói, các bằng chứng nghiên cứu cả định lượng và định tính đã góp phần củng cố tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu rằng, hoạt động của HTX nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho xã viên.