Hợp tác xã trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 30 - 33)

Chương 6 : Kết luận và kiến nghị

2.1.2 Hợp tác xã trong nông nghiệp

2.1.2.1 Quan niệm về hợp tác xã trong nông nghiệp

Từ khái niệm về HTX của Luật HTX thì: HTX trong nông nghiệp là tổ

chức KTTT do nông dân, hộ gia đình nơng dân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Như vậy, HTX trong nông nghiệp bao gồm các hình thức cụ thể của HTXNN, là tổ chức kinh tế của những gia đình, cá nhân, pháp nhân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân.

2.1.2.2 Đặc trưng của hợp tác xã trong nông nghiệp

Hợp tác xã trong nơng nghiệp có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, HTX trong nông nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác xã trong nông nghiệp được thành lập để

tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Là một tổ chức kinh tế của nơng dân, có đặc trưng gắn với hộ nơng dân.

Thứ hai, HTX trong nông nghiệp là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao. HTX trong nông nghiệp trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của nông dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Nông dân gia nhập HTX vì họ cần được HTX phục vụ, cần HTX trợ giúp những việc mà họ

không thể tự làm hoặc làm một mình khơng có hiệu quả, khắc phục được những nhược điểm và hạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ.

Thứ ba, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của HTX

là cơng cụ nhằm làm tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Mục tiêu của HTX là phục vụ nhu cầu, lợi ích chung của xã viên,

hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trong kinh tế thị trường; HTX là một

tổ chức dân chủ, xã hội cao của nơng dân, trong đó các thành viên được bình đẳng, phát huy vai trị của cộng đồng dân cư nơng nghiệp trong quản lý xã hội, kinh doanh.

Thứ tư, đối tượng tham gia HTX bao gồm tất cả những người nông dân,

hộ nông dân và pháp nhân. Khi tham gia hợp tác xã, xã viên HTX bắt buộc phải góp vốn, cịn việc góp sức là tuỳ thuộc vào từng loại hình hợp tác xã, vào yêu cầu của HTX và nguyện vọng của xã viên, không bắt buộc xã viên phải góp sức. Việc thành lập HTX dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung, các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên. HTX có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giới hạn vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX tại thời điểm tuyên bố phá sản. Xã viên cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình

2.1.2.3 Các loại hình hợp tác xã trong nơng nghiệp

Hiện nay, ở Việt nam đang tồn tại 3 loại hình HTX trong chủ yếu sau đây:

i) Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp

Ở loại hình này, việc sản xuất nông nghiệp là việc riêng của các hộ, do các hộ xã viên tiến hành, HTX chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu của các hộ. Các dịch vụ này gồm có:

- Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung ứng vật tư, giống cây trồng cho hộ xã viên);

- Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật, khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thú y, ...cho các hộ xã viên);

- Dịch vụ các yếu tố đầu ra cho sản xuất nông nghiệp (HTX chế biến, tiêu thụ...).

ii) Hợp tác xã dịch vụ kết hợp với sản xuất kinh doanh

Đối với loại hình HTX này, ngồi việc làm các dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ xã viên, còn tổ chức sản xuất, kinh doanh và phát triển các ngành nghề khác phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của hộ xã viên và cộng đồng, như tín dụng nội bộ, dịch vụ điện.

iii) Hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp thuần túy

Loại hình HTX này giống như các HTX nơng nghiệp ở nước ta trước đổi mới. Tức là, những người sản xuất liên kết với nhau ở khâu sinh học của sản xuất nơng nghiệp với mục đích tạo ra quy mơ sản xuất thích hợp nhằm chống lại sự chèn ép của tư thương, tạo ra những ưu thế mới ở những ngành khó tách riêng như chăn nuôi cá ở các hồ, đầm lớn...

Trên thực tế, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, hoạt động diễn ra trên khơng gian rộng lớn. Vì vậy, một mặt đã nảy sinh các yêu cầu khách quan địi hỏi hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và kinh tế HTX. Mặt khác, nó

đặt ra các giới hạn cho việc lựa chọn các mơ hình của kinh tế hợp tác. Tuy nhiên, phải tùy theo tính chất của ngành, tùy vào mức độ, yêu cầu của hợp tác và phân cơng lao động để lựa chọn các hình thức HTX cho thích hợp. Bởi vì, ngay trong loại hình HTX dịch vụ cũng gồm nhiều hình thức như: HTX dịch vụ chuyên khâu: là các HTX chỉ thực hiện chức năng dịch vụ một khâu cho sản xuất nông nghiệp như: HTX dịch vụ thủy nông, HTX cung ứng vật tư, HTX tín dụng nơng nghiệp, HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và HTX dịch vụ tổng hợp: là các HTX thực hiện chức năng dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nơng nghiệp.

Tóm lại, với những HTX trên, cần lựa chọn loại hình phù hợp với đặc điểm của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân và đặc thù của từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)