Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
2.3 Khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
2.3.1 Hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Do đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu là cả chi phí để tạo ra nguồn lực và cả chi phí cơ hội. Có quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
Quan niệm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ lệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. H=Q/C (trong đó: H: hiệu quả kinh tế; Q: Khối lượng sản phẩm thu được; C: Chi phí bỏ ra). Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó, người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
Quan niệm 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm. H= Q/C (trong đó: Q: khối lượng
tăng thêm; C: chi phí tăng thêm). Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần trăm biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Hiệu quả được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng thêm bao nhiêu %.
2.3.2 Hiệu quả xã hội
Các nghiên cứu trước đây đã nỗ lực xây dựng bộ tiêu chí cho hiệu quả xã hội ở mỗi lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2010) đã chỉ rõ, hiệu quả xã hội trong nghiên cứu khoa học được thể hiện qua mức độ đóng góp của cơng trình nghiên cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong từng thời kỳ phát triển xã hội cụ thể, thúc đẩy việc phát triển xã hội (về con người, cộng đồng, giáo dục, nâng cao chất lượng và mức sống của các tầng lớp dân cư, mơi trường v.v…). Hiệu quả xã hội có thể đánh giá qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho cơng trình nghiên cứu với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào q trình giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau. Hiệu quả xã hội là loại hiệu quả xét đến một cách tổng thể các tác động của kết quả nghiên cứu vào xã hội:
- Tác động nâng cao dân trí - Tác động xóa đói giảm nghèo
- Tác động khắc phục bất bình đẳng xã hội - Tác động đến sức khỏe cộng đồng
- Tác động đến môi trường
Ở lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trung tâm kỹ thuật môi trường (2010) đã xác định hiệu quả xã hội của hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu là: (1) góp phần nâng cao chất lượng sống, an ninh và an toàn cho người dân trong tỉnh. (2) Công bằng xã hội được nâng cao do có chính sách ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo dễ bị tổn thương như vùng nông thôn vùng dân tộc… và các chương trình dành cho các nhóm đối tượng ưu tiên như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em. (3) An ninh xã hội trong cộng đồng được bảo đảm, đặc biệt ở những nơi có dân sinh sống. Tạo được cuộc sống thích hợp và an tồn ở mọi vùng, mọi nơi cho người dân góp phần hạn chế sự di dân bất đắc dĩ. (4) Xây dựng nếp sống văn minh, có ý thức sẵn sàng ứng
phó, tương thân, tương ái, hợp tác phịng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của BĐKH.
Ở một nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường cho thấy, dự án đạt hiệu quả xã hội khi đó đạt được các tiêu chí về mặt xã hội như:
- Phân phối thu nhập và cơng bằng thể hiện qua sự đóng góp dự án đối với sự phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng
- Cải thiệu điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo
- Cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân
- Cải thiện môi trường làm việc, phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dục phổ cập, tăng tỷ lệ số học sinh đến trường
- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương
- Phải nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương, lôi kéo được tham gia của cộng đồng địa phương
- Phải góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc.
Như vậy, mặc dù những nghiên cứu trước đây đã xây dựng hiệu quả xã hội ở các lĩnh vực khác nhau nhưng các nghiên cứu này đều có một số điểm thống nhất về tiêu chí của hiệu quả xã hội, đó là hướng đến giải quyết các vấn đề dân trí, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cơng bằng và tiến bộ xã hội, cơ hội phát triển của người dân…. Trên cơ sở đó, ở nghiên cứu này, hiệu quả xã hội được đánh giá ở một số tiêu chí như sau:
(1) Cơ hội tiếp cận các dịch vụ của hộ gia đình xã viên
(2) Thay đổi về đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho người dân địa phương