Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ phường diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý

Một phần của tài liệu chất lượng đội ngũ cán bộ phường mới thành lập diện ban thường vụ quận ủy quản lý ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 32)

lập diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.2.1. Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ phường diện Ban Thườngvụ Quận ủy quản lý vụ Quận ủy quản lý

Lịch sử từ xưa đến nay cho thấy để tiến hành đấu tranh cách mạng có hiệu quả cần có những cán bộ để lãnh đạo, tổ chức phong trào. Đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen, những người đã đặt nền móng cho vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản - đã khẳng định “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [50, tr.181]. Con người mà hai ông đã

nói chính là cán bộ, những người có nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng thực hiện các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Đối với sự nghiệp đấu tranh của giai cấp cơng nhân, dù chưa có thực tế để bàn nhiều về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ Mác và Ăngghen ln cho rằng cần phải có một đội ngũ vừa có lịng trung thành với lý tưởng của giai cấp, vừa có tri thức lý luận và năng lực tổ chức thực tiễn mới có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đó.

V.I.Lênin, người kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ. Theo Người: vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở chỗ bảo đảm tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Bởi họ, tùy theo cương vị của mình - vừa là người xây dựng đường lối, vừa tiến hành lựa chọn phương pháp, chỉ đạo và kiểm tra quá trình vận động cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra. Vì thế Lênin đã nhấn mạnh: “Mấu chốt là vấn đề người, vấn đề lựa chọn người” và “kiểm tra việc chấp hành chứ không phải là việc ra các nghị quyết” [47, tr.132, 136]. Khi giành được chính quyền, vấn đề cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn. Hàng loạt vấn đề được đặt ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội địi hỏi Đảng phải lãnh đạo, quản lý. Nói cách khác, nhiệm vụ mới mẻ đầy khó khăn của giai cấp cơng nhân và Đảng của nó ở giai đoạn này là quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội nhằm xây dựng thành công xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ đó được tiến hành trên quy mơ rộng lớn và phải là sự nghiệp của tồn dân. Do vậy, nó địi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đóng vai trị tổ chức các quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả. Lênin đã khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm ra cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt, nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [43, tr.449].

Qua thực tiễn của các phong trào cách mạng, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đều khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ. Ở nước ta, trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt quan tâm đến cán bộ và công tác cán bộ, Người coi “Cán bộ là

cái gốc của mọi công việc [52, tr.269] và Người cũng đã lý giải một cách cặn kẽ, dễ hiểu vai trò “cái gốc” của người cán bộ trong nhiều bài nói bài viết cũng như việc làm của Người. Vai trò ấy được thể hiện trong bốn mối quan hệ chủ yếu: cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ với tổ chức bộ máy, cán bộ với công việc và cán bộ với quần chúng. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ khơng chỉ là người vạch ra đường lối mà cịn có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện đường lối “Nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được” [52, tr.54]. Bên cạnh đó, Người cịn u cầu cán bộ phải biết phản ánh tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của quần chúng cho Đảng và Nhà nước đề ra đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân. Đối với cán bộ cơ sở, vai trị này càng quan trọng hơn vì họ là những người hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với dân, có điều kiện thuận lợi để nắm “tình hình dân chúng” mà đề xuất, kiến nghị cho tổ chức Đảng, nhà nước cấp trên. Do vậy, Người luôn nhắc nhở cán bộ phải quán triệt quan điểm “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng

mà ra, trở lại nơi quần chúng” [52, tr.290]. Nhấn mạnh vai trị của cán bộ,

Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nói: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt” [52, tr.54] và Người kết luận “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [52, tr.273]. Chính vì vậy, trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ và Người đã làm tất cả mọi việc để có một đội ngũ cán bộ khơng ngừng phát triển, nối tiếp nhau, nhanh chóng trưởng thành đáp ứng với địi hỏi của sự nghiệp cách mạng lâu dài ở nước ta.

Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, từ khi ra đời cho đến nay, qua hơn 80 năm đấu tranh xây dựng và trưởng thành trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, trải qua những năm tháng

cam go, khốc liệt của cuộc đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc, cả khi đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần, hay khi cách mạng đang ở khúc quanh nghiệt ngã nhất thì Đảng ta dưới sự lãnh đạo và ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn ln xây dựng được một đội ngũ cán bộ đầy đủ bản lĩnh, vững vàng cầm lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi gian lao, sóng gió để tiến lên.

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi Đảng ta phải có một đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trước hết là ở cấp chiến lược và cấp cơ sở. Đứng trước đòi hỏi như vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Cán bộ đóng vai trị quyết định; cơng tác cán bộ là công tác đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, khó khăn. Cả thành tựu và thiếu sót đều phản ánh chất lượng của đội ngũ cán bộ” [26, tr.171]. Đồng thời, Đảng ta cũng đã xác định rằng phải “Có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của đảng cầm quyền” [27, tr.27]. và “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [27, tr.66].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân [29, tr.141].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: Xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thực sự vì Đảng, vì dân, có bản lĩnh và trí tuệ, đi đầu trong cơng tác và gương mẫu trong đạo đức lối sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, xây dựng và thực

hiện chính sách phát hiện nhân tài đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước [35, tr.280-281].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức có tài. Nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hồn thiện, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm những cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa [37, tr.261].

Như vậy, có thể khẳng định bất cứ lúc nào và ở đâu vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó xuất phát từ những đặc thù trong q trình phát triển, vai trị của đội ngũ cán bộ thành phố Hồ Chí Minh nói chung, đội ngũ cán bộ các phường và các phường mới thành lập diện BTVQU quản lý ở TP.HCM nói riêng cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó thể hiện trên những phương diện sau:

- Đội ngũ cán bộ của phường diện BTVQU quản lý của TP.HCM giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tại cơ sở. Là những người giữ vai trị “trung tâm”, “trụ cột” tại cơ sở, họ khơng những có trách nhiệm thấu suốt đường lối chủ trương chính sách của các tổ chức Đảng, nhà nước cấp trên để giải thích, tuyên truyền, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà cịn phải có khả năng nắm bắt sâu sát đặc điểm, tình hình của phường để cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù

của cơ sở, có như vậy chủ trương, đường lối, chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, việc tổ chức thực hiện mới đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, do quá trình phát triển, tình hình thực tế ở các phường mới của TP.HCM đã có nhiều thay đổi, điều đó địi hỏi đội ngũ cán bộ phường diện BTVQU quản lý vừa phải tăng cường khả năng tổ chức thực hiện vừa phải có đủ bản lĩnh với tư duy năng động để có thể cụ thể hóa một cách đúng đắn mọi đường lối, chủ trương của cấp trên ở địa phương cơ sở.

Bên cạnh đó, cán bộ phường diện BTVQU quản lý là những người trực tiếp gần gũi gắn bó với nhân dân, sống, làm việc và có mối quan hệ chặt chẽ với dân. Trong q trình triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đến với dân, họ sẽ tạo ra nhịp “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, thơng qua họ mà ý Đảng - lịng dân được thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở ăn sâu bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối quan hệ máu thịt với nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đội ngũ cán bộ phường diện BTVQU quản lý ở TP.HCM giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy phường vững mạnh và phát triển phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở phường trong toàn Thành phố. Thực tế cho thấy, sự mạnh yếu của hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Đối với hệ thống bộ máy, họ là những trụ cột, là trung tâm đoàn kết, tổ chức, sắp xếp tập hợp lực lượng, là linh hồn của các tổ chức trong hệ thống đó. Họ có vai trị quyết định đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đến năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền, đến mọi hoạt động của các đoàn thể quần chúng của phường. Những tổ chức này có hồn thành được nhiệm vụ của mình hay khơng, trước hết phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Chính vì vậy, có củng cố kiện tồn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phường ở các quận thì mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo và quản lý của Đảng bộ và chính quyền cấp phường trong Thành phố; đồng thời

phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thành phố phát triển.

Đối với phong trào quần chúng ở địa phương, cán bộ lãnh đạo phường không những là những người dẫn dắt, định hướng, tổ chức các phong trào mà cịn là những người có trách nhiệm tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân các điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong xây dựng đời sống văn hóa... tại cơ sở. Q trình đó cũng sẽ là những đóng góp quan trọng để xây dựng và hồn thiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Với ý nghĩa đó, có thể nói, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở nói chung, các phường nói riêng sẽ là một mắt xích quan trọng thúc đẩy q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới của cách mạng nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ cán bộ phường diện BTVQU quản lý vững mạnh sẽ là một trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho cấp trên cơ sở (Quận và Thành phố). Có thể khẳng định rằng cơ sở phường chính là một trong những mơi trường quan trọng tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành. Bởi lẽ, thơng qua q trình triển khai và tổ chức cho quần chúng thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách ở cơ sở, cán bộ sẽ có điều kiện gần gũi quần chúng, học hỏi ở quần chúng, cũng q trình đó địi hỏi họ phải bình tĩnh, khách quan, nhanh nhạy trong ứng xử cơng việc. Từ đó hình thành, phát triển tri thức thực tiễn, sự năng động và khả năng sáng tạo cho cán bộ. Trong bài báo nói về sự cần kíp phải giáo dục cán bộ và cốt cán ở cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “…cốt cán khơng những là cái khâu liên hệ, mà lại là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Nếu cốt cán được phát triển và củng cố, thì Đảng sẽ phát triển và củng cố. Nếu khơng có cốt cán, thì Đảng sẽ khơ héo” [53, tr.273-274]. Người cịn nhấn mạnh: “Bất kỳ người lãnh đạo nào nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì

nhất định khơng biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [52, tr.289]. Nhìn vào thực tế, có thể thấy một số cán bộ do chưa từng trải qua công tác và rèn luyện thực tế ở cơ sở nên khi đảm nhận các vị trí lãnh đạo ở những cấp cao hơn thường khó thích ứng với nhiệm vụ và gặp nhiều khó khăn. Ngược lại có những cán bộ đã từng lăn lộn, từng trải ở cơ sở thì thường nhạy bén, năng động hơn, có khả năng thực tế và bản lĩnh để hoàn thành những nhiệm vụ nặng nề hơn ở cấp quận và Thành phố.

Như vậy, đội ngũ cán bộ phường diện BTV QU quản lý thật sự có chất lượng tốt có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt và là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược góp phần quyết định sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, góp phần nhanh chóng thực hiện thành cơng Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và thực sự là trung tâm động lực phát triển của cả nước trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu chất lượng đội ngũ cán bộ phường mới thành lập diện ban thường vụ quận ủy quản lý ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w